Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

Nhị Tôn Tam Phái Nhị Chi Nhất Nhánh (4 -> 9)

ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ TỨ THẾ TỔ KHẢO

(ĐỜI THỨ 4)

NHỊ TÔN – TAM PHÁI

Khảo: NGUYỄN VĂN HÒA
(Kỵ:  Ngày 22/05 Âm lịch)

Tỷ:  LÊ THỊ KHÊ
(Kỵ: 26/04 Âm lịch)


Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam,
Điện Bàn, Quảng Nam


Sanh hạ: (Đời thứ 5)

1/  Đệ Ngũ Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN BỬU
2/  Đệ Ngũ Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN BÌNH
3/  Đệ Ngũ Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN TRỊ
4/  Đệ Ngũ Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN ĐẠO
5/  Đệ Ngũ Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN CẨN  (KHÁNH)
6/  Đệ Ngũ Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN CHIÊU
7/  Bà Nguyễn Thị Trắc
(Bà Trắc lấy chồng sinh 4 Ngoại tôn: Dương Thị Khoa, Dương Công Đức, Công Thông, Công Lễ)
8/  Bà Nguyễn Thị Trường
(Bà Trường có chồng sinh được Ngoại tôn là Lê Thị Tào)
9/  Bà Nguyễn Thị Viên
(Bà Viên có chồng sinh được 4  Ngoại tôn: Lê Thị Hoa, Lê Đức Điển, Thị Hương, Thị Trúc)



THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP


Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Hòa  là con trai thứ nhì của Đệ Tam Thế tổ khảo Nguyễn Văn Hết. Ngài sinh ra ở Mông Lãnh, là cháu gọi Đức Thủy tổ bằng Tằng Tổ khảo (ông cố), gọi Đệ Nhị Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Đức là Hiển Tổ khảo (ông nội).
Khi Đức Thủy tổ cùng ông nội (Đệ Nhị Thế tổ khảo Nguyễn Văn Đức), ông nội bác (Đệ Nhị Thế tổ khảo Nguyễn Văn Công) mất, Ngài theo cha, mẹ dời nhà về hạ du sông Thu Bồn khai khẩn đất canh tác, góp sức cùng các dòng tộc khác lập nên làng Phú Triêm trù phú cho đến ngày nay.
Ngài là bậc tiền hiền làng Phú Triêm.
 Sinh thời, Ngài cũnglà người văn hay, chữ tốt;  nối nghiệp cha, ông làm thuốc cứu người nên được người đương thời rất trọng vọng, cung kính gọi là Thầy Bửu (gọi theo tên con) 
Lúc  mất, Ngài  được an táng tại làng Tân Phú, Phú Triêm.
Năm 1977, chính quyền địa phương buộc phải di dời phần mộ để lấy đất sản xuất, cháu, chắt đã dời  mộ của Ngài ra cải táng tại Nghĩa trang xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, Quảng Nam.







ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ NGŨ THẾ TỔ KHẢO
(ĐỜI THỨ 5)
NHỊ TÔN – TAM PHÁI – NHỊ CHI

Khảo: NGUYỄN VĂN CẨN
(Kỵ:  Ngày 16/03 Âm lịch)
Tỷ:  LÊ THỊ NHƠN
(Kỵ: 16/04 Âm lịch)
Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam,
Điện Bàn, Quảng Nam

Sanh hạ: (Đời thứ 6)
Số TT
Húy Danh
Ngày kỵ
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Khánh

Mất (theo quyển nhà Ô.Truyện)
2.
Nguyễn Văn Thái ---


3.
Nguyễn Văn Năng

Mất
4.
Nguyễn Văn Long

Mất
5.
Nguyễn Văn Can(Thiên)

Mất
6.
Nguyễn Văn Môn

Mất
7.
Nguyễn Văn Luỹ

Mất
8.
Nguyễn Văn Sắc

Mất
9.
Nguyễn Thị Lài


10.
Nguyễn Thị Đinh


11.
Nguyễn Thị Quýt


12.
Nguyễn Thị Mùi


13.
Nguyễn Thị Bền


14.
Nguyễn Thị Hợi


15.
Nguyễn Thị Sửu


16.
Nguyễn Thị Tiền






THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP



Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Cẩn sinh ra ở Phú Triêm (Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam). Ngài là con thứ 4 của Đệ Tứ Thế tổ khảo Nguyễn Văn Hòa (Đức Tổ khảo Nhị tôn – Tam phái). Ngài là cháu nội của Đệ Tam Thế tổ khảo Nguyễn Văn Hết (thuộc hàng nhị tôn); cháu gọi Đệ Nhị Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Đức là Tằng Tổ phụ (ông Cố); gọi Đệ Nhất Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Phú là Cao Tổ phụ (ông Tổ).      
  
Sinh thời Ngài đã cùng cha làm lụng, xây dựng cuộc sống gia đình yên ấm. Ngài có vợ, sinh con tại xã Phú Triêm. Lúc  mất, Ngài  được an táng tại đây.
 
Năm 1977, chính quyền địa phương buộc phải di dời phần mộ để lấy đất sản xuất, cháu, chắt đã dời  mộ của Ngài ra cải táng tại Nghĩa trang xã Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam.



(((OOO)))












ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ LỤC THẾ TỔ KHẢO

(ĐỜI THỨ 6)

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – NHỊ CHI – NHẤT NHÁNH

Khảo: NGUYỄN VĂN THÁI
(Kỵ:  Ngày 01/04 Âm lịch)

Tỷ:  PHAN THỊ BƯỚM
(Kỵ: ____________)

Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam,
Điện Bàn, Quảng Nam


Sanh hạ:  (Đời thứ 7)

Số TT
Húy Danh
Ngày kỵ
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Thoá ---


2.
Nguyễn Văn Nhuận ---


3.
Nguyễn Văn Tích ---


4.
Nguyễn Văn Đẵng

Mất
5.
Nguyễn Văn Cốc

Mất
6.
Nguyễn Văn Tịch

Mất
7.
Nguyễn Văn Thu

Mất
8.
Nguyễn Thị Thuận

Mất
9.
Nguyễn Thị Dụng (Vụn)

Mất
10.
Nguyễn Thị Tứ

Mất





THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP



Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Thái sinh ra tại làng Phú Triêm (Nay là xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, Quảng Nam); con trai cả của Đệ Ngũ  Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Cẩn (Khánh)
Ngài là hậu duệ của Đức Thủy tổ Nguyễn Văn Phú; cháu gọi Đệ Nhị Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Đức là Cao Tổ khảo (ông Tổ); gọi Đệ Tam Thế tổ khảo Nguyễn Văn Hết là Tằng Tổ khảo (ông Cố); gọi Đệ Tứ Thế tổ khảo Nguyễn Văn Hòa  là Hiển Tổ khảo (ông nội).
Lớn lên, Ngài được cha, mẹ cưới vợ, sinh con, làm ăn sinh sống tại làng Phú Triêm, cho đến lúc mất Ngài được con, cháu  an táng tại đây
Năm 1977, chính quyền xã Điện Phương lúc bấy giờ buộc phải di dời mồ mả để lấy đất sản xuất, phần mộ của Ngài được cháu, chắt dời từ Gò Sài ra cải táng tại Nghĩa trang xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. 
Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Thái  là vị tổ Chi 2 – Ngành Thứ tử  (Nhị Tôn – Tam Phái – Nhị ChiNhất Nhánh).






Ghi chú:
Trong các con có sinh hạ nối tiếp của Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Cẩn (Chi 2) chỉ còn Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Thái có sinh hạ. Vậy Chi 2 có 1 nhánh Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Thái là đầu nhánh.





ĐỆ THẤT THẾ TỔ KHẢO
Đời Thứ 7

NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH -
NHẤT DIỆP


Ông Nguyễn Văn Thoá
Ngày kỵ :

Bà   Lê Thị Tiền
Ngày kỵ :


Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam,
Điện Bàn, Quảng Nam


SINH HẠ ĐỜI : Thứ 8

Số TT
Húy Danh
Ngày kỵ
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Bướm


2.
Nguyễn Thị Ngự


3.
Nguyễn Văn Tiếu ---


4.
Nguyễn Văn Nhỏ ---









ĐỆ THẤT THẾ TỔ KHẢO
Đời Thứ 7
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH -
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Văn Nhuận
(1840-       )
Ngày kỵ :  24 – 06 ÂL
Bà   Phan Thị Phận
Ngày kỵ : 29 – 02 ÂL
Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam, Điện Bàn, QNam
Sinh hạ (Đời thứ 8)
Số TT
Húy Danh
Ngày kỵ
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Nhượng

Sinh 1860
2.
Nguyễn Thị Nhường


3.
Nguyễn Văn Cư ---

(1864-1907)
4.
Nguyễn Văn Xử

Mất
5.
Nguyễn Văn Trực

Mất
6.
Nguyễn Thị Trung


7.
Nguyễn Văn Trinh ---

( 1876-1940)
8.
Nguyễn Thị Mẹo

Sinh 1879

THUẬT SỰ

Sinh thời Đức Tổ Khảo Nguyễn Văn Nhuận theo đường binh nghiệp làm đến Suất đội dưới Triều Vua Tự Đức. Bình sanh tính tình hào sảng, khiêm cung giáo dục con cái rất nề nếp. Tổ mẫu Phan Thị Phận chánh quán làng Kim Bồng, Hội An, về sau gia đình dời nhà đến ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình. Con cháu bà hiện nay còn ở đây thường có liên hệ với gia tộc trong những ngày giỗ chạp.



ĐỆ THẤT THẾ TỔ KHẢO
Đời Thứ 7
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH –
TAM DIỆP

Ông Nguyễn Văn Tích
Ngày kỵ :

Bà   Nguyễn Thị Mai
Ngày kỵ :


Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam,
Điện Bàn, Quảng Nam

Sinh hạ (Đời thứ 8)

Số TT
Húy Danh
Ngày kỵ
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Cương


2.
Nguyễn Văn Xin ---


3.
Nguyễn Văn Còn ---


4.
Nguyễn Văn Út


5.
Nguyễn Thị Em


6.
Nguyễn Thị Hoè









ĐỆ BÁT THẾ TỔ KHẢO
Đời Thứ 8
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH –
NHẤT DIỆP
Ông Nguyễn Văn Tiếu
Ngày kỵ :
1/ Bà  Chánh thất Võ Thị Thân
2/ Bà  Thứ thất Trương Thị Tý
3/ Bà  Kế thất Nguyễn Thị Nồi
Ngày kỵ :
Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam, ĐBàn, QNam
Sinh hạ (Đời thứ 9)
Số TT
Húy Danh
Ngày kỵ
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Ngại


2.
Nguyễn Văn Nghị


3.
Nguyễn Thị Chánh


4.
Nguyễn Văn Tờn


5.
Nguyễn Thị Tấn


6.
Nguyễn Thị Nam (Đôi)


7.
Nguyễn Thị Bính


8.
Nguyễn Thị Hý


9.
Nguyễn Văn Dự


10.
Nguyễn Văn Bò


11.
Nguyễn Văn Chuột


12.
Nguyễn Văn Hoang ---


13.
Nguyễn Văn Đàng

tha phương
13.
Nguyễn Văn Điếm

tha phương
14.
Nguyễn Văn Nẻ (Sẻ)




ĐỆ BÁT THẾ TỔ KHẢO
Đời Thứ 8
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH –
NHẤT DIỆP

Ông Nguyễn Văn Nhỏ
Ngày kỵ :

Bà   Trần Thị Huỳnh
Ngày kỵ :


Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam,
Điện Bàn, Quảng Nam
Sinh hạ (Đời thứ 9)
Số TT
Húy Danh
Ngày kỵ
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Học


2.
Nguyễn Thị Cẩu


3.
Nguyễn Thị Bồng


4.
Nguyễn Văn Nhạc ---


5.
Nguyễn Văn Đa ---


6.
Nguyễn Văn Lý ---


7.
Nguyễn Thị Sự


8.
Nguyễn Văn Quốc ---


9.
Nguyễn Vô Danh



Con cháu ông bà hiện nay phần đông sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh.



ĐỆ BÁT THẾ TỔ KHẢO
Đời Thứ 8
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH –
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Văn Nhượng
(1860 -       )
Ngày kỵ : 02 – 06 ÂL
Bà   Nguyễn Thị Loan
Ngày kỵ : 09 – 08 ÂL

Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam,
Điện Bàn, Quảng Nam
Sinh hạ (Đời thứ 9)
Số TT
Húy Danh
Ngày kỵ
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Diêm
15-1ÂL

2.
Nguyễn Thị Liễu

Sinh  năm 1884
3.
Nguyễn Văn Đài
15-7 ÂL

4.
Nguyễn Văn Kiều (Dư)


5.
Nguyễn Văn Dương


6.
Nguyễn Thị Đồng
17-2ÂL

7.
Nguyễn Văn Bòng

Mất
8.
Nguyễn Văn Loan
17-4 ÂL






Phần mộ ông bà táng tại Triêm Tây - Điện Phương, dựng bia chữ nho.
Năm 1977 di dời đến nghĩa trang Điện Nam. Đến 1998 được trùng tu và
dựng lại bia bằng chữ Quốc ngữ. Con cháu ông bà hiện nay đang sinh sống
 ở TP Hồ Chí Minh và Phú Yên.



ĐỆ BÁT THẾ TỔ KHẢO
Đời Thứ 8
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH –
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Văn Cư
Ngày kỵ : 23 – 09 ÂL (1864 - 1907)

Bà   Dương Thị Hẹ
Ngày kỵ : 23 – 11 ÂL (         - 1925)

SINH HẠ ĐỜI : Thứ 9
Số TT
Húy Danh
Ngày kỵ
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Đáng ---

Sinh 1888
2.
Nguyễn Văn Xáng
04-01 ÂL
Mất
3.
Nguyễn Văn Quý ---

Sinh 1893
4.
Nguyễn Thị Bình

Sinh 1896, có chồng tộc Lê thường gọi ông Thập Thiệt
5.
Nguyễn Thị Thi (Thơ)

Chồng Nguyễn Tuân ở An Phước, Duy Phước, DXuyên. Ngoại tôn: Ng Thị Khoá, Nguyễn Lai, Ng Thị Dinh
6.
Nguyễn Văn Quơn  ---

Sinh 1902
7.
Nguyễn Thị Khuê
10-2 ÂL
Mất

     Đệ Bát Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Cư có tiểu sử do tú tài Phạm Thiên Lang soạn năm 1907. Sinh thời người làng gọi là ông Chánh Đáng (ông Chánh tổng gọi theo tên con) Tổ mẫu người tộc Dương Phú cùng làng Triêm Đông, Phú Triêm xã. Ông qua đời trước bà đã nuôi dạy con cái, dựng vợ gã chồng cho con và gây dựng sự nghiệp. thật xứng đáng là “goá phụ tài ba”.
Mộ phần ông bà di dời đến nghĩa trang Điện Nam năm 1977.

THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP BÁT THẾ
TỔ KHẢO NGUYỄN VĂN CƯ (1864 – 1907)
* Bản văn do Tú tài Phạm Thiên Lang – Phó Chủ bút Văn đàn huyện Duy Xuyên biên soạn dưới hình thức bài điếu văn gửi
người bạn quá cố

·  Tạm dịch từ bản phiên âm chữ Hán (Anh Nguyễn Ngọc Anh – Đời thứ 11 lược dịch)
Dưới thời Nguyễn Triều, Nguyễn quân đã thọ lãnh chức vị Chánh Tổng, tổng Anh Nhơn, phủ Diên Khánh, tỉnh Quảng Nam, tự là Quỳnh Hữu, thụy là Cung Phát.
Tánh tình của Nguyễn quân thật là tốt có thể so sánh như vàng ngọc, tâm hồn thì cương nghị như đá quí, mọi người đều khen. Thân phụ là Nguyễn đại nhơn, thạo đường binh nghiệp, vốn cũng là một vị chỉ huy trong quân ngũ. Lúc thiếu thời Nguyễn quân, dưới gối thì lo làm vui lòng mẹ cha, mà chí thì lo tầm thầy hay mà học tập. Nhờ vậy mà khi trưởng thành thì ngôn ngữ tài ba, tài năng chẳng kém gì bè bạn, biết lo xa vốn là đức tính, thật là thiếu niên mà Nguyễn quân đã tỏ ra có chí lớn vậy. Còn tại miền hương đản thì việc hiếu để cũng được tôn tộc nể vì.
Đến tuổi trưởng thành cha mẹ định lo bề gia thất, kết hôn với người con gái gia đình họ Dương đồng xã. Lịnh nữ vốn là người có tài sắc, lương duyên thật là tốt đẹp và hạnh phúc. Về sau, ông có bà thứ thiếp vốn người làng Thanh Chiêm. Đó là bà sương phụ họ Nguyễn (tục danh là bà Thông Thỏa). Nguyễn quân vốn con một vị chức sắc ở tỉnh đường, thừa tự dòng họ, lại vừa nhận ân sủng của nhà vua, lại vừa có tài năng chân thực hài hòa lẫn nhau. Thật là điều may mắn và xứng đáng lắm vậy. Còn cuộc sống trong gia đình thì vợ chồng hòa thuận, ý hiệp tâm đầu như đôi chim loan phụng vầy duyên, sinh hạ được 3 trai, 2 gái giáo dục con cái trong nhà có nề nếp gia phong, nổi tiếng tốt đẹp trong làng. Đối với công việc làm ăn trong gia đình thì chăm lo nông tang theo thời vụ. Còn đối với ngoài xã hội thì oai nghi, xuất chúng, uy tín và tiếng ngợi khen rạng rỡ khắp làng.
Do vậy, nhân dân trong xã đồng suy cử ông ra đảm nhận chức vụ đứng đầu hành chính trong xã (Lý trưởng). Qua công việc ông đã thể hiện tính tình mẫu mực và tài trí hơn người. Đến đời Thành Thái thứ 5 – 1893 (năm Qúi Tỵ), ông được cấp bằng Phó Tổng dụng, toàn dân đều khen ngợi. Qua năm Thành Thái thứ 9 (1897), ông được cấp bằng Chánh Tổng. Đến năm Thành Thái thứ 11, được cấp bằng Trí sai, và đến năm Thành Thái thứ 13  được xét
   bổ chính thức Chánh Tổng An Nhơn, Diên Phú. Tiếng khen đồn xa, người



   người đều ngưỡng vọng. Là người có tài, lại được vua ban nhiều ân huệ như ông Quỳnh Hữu thật là điều may mắn, xứng đáng lắm vậy. Xét lại suốt cuộc đời của ông, ông lo việc công nhiều hơn việc riêng tư cá nhân. Liền trong 3 chức vụ điều hành, với nhiều người trên dưới khác nhau, nhưng ông đã vì công ích mà làm, nên luôn được cấp trên thì thương về cần mẫn, mà dưới xã dân thì rất mực yêu thương. Nhờ đấy mà quanh năm yên ổn làm ăn thịnh vượng, phát đạt. Như thế còn ai chẳng nói rằng công danh của ông tự đó mà chẳng thăng tiếng sao được ?
Bình sanh cuộc đời của ông thật là đáng quí, luôn luôn được mọi người chia ngọt sẻ bùi, lúc gian khó, cũng như lúc thành công vinh hiển không lúc nào ông cảm thấy bị cô đơn hay bạc đãi. Như thế ông đã hưởng được sự yêu thương, quí trọng của người đời, ngay lúc còn sinh thời hoạt động, chứ chẳng phải đợi đến mai sau – như thói thường – khi thân ông chẳng còn nữa, và sự ngợi khen lúc đó nếu có cũng chỉ để làm cảnh cho người đời mà thôi.
Duy có người con trưởng là Đáng, vừa mới đính hôn với người con gái họ Đinh, một dòng họ lớn ở làng Thanh Chiêm, hôn lễ chưa thành mà Nguyễn quân đã mất đi. Ôi sự mất đi đột ngột của Nguyễn quân tựa như núi Thái Sơn lừng danh đã đổ bất thần, khiến cho lòng mọi người thảy đều ngậm ngùi thương tiếc. Nguyễn quân sinh năm Giáp Tý (1864), đến năm Đinh Mùi (1907), ngày 23 tháng 9, giờ Hợi Âm lịch thì từ trần (tức 23h ngày 29-10-1907 Dương lịch), hưởng dương 44 tuổi.  Như vậy là Nguyễn quân đã hoàn thành được cái nghĩa vụ làm người, đồng thời được cái may mắn hưởng trọn cái tiếng tốt đẹp, cái khí tiết thanh cao của một đời người.
Chọn được đất lành, đến ngày 13 tháng 10 (Âm lịch), tức 18-11-1907 Dương lịch, linh cửu của ông được đưa về nguyên quán xứ Trung Giáp an táng. Mộ lập theo hướng Chánh Tốn, tọa Càn.
Ô hô ! Cõi trần là nơi đầy oan trái, xưa nay tang tóc, đau thương để lại cũng nhiều. Con hạc đã cất cánh bay đi, để làu không bơ vơ còn đó, ngàn năm thương đau bi thảm vô cùng.
Mến tiếc Nguyễn quân, tôi đem thân thế và sự nghiệp của Người, viết lên tấm vải lụa – theo người xưa, để biểu dương cái khí tiết tốt đẹp của một đời người.
“Việc khởi sự tốt đẹp tuy chưa thành, trăm năm với lời thề non hẹn biển. Đành gửi lại bầy con thơ dưới ánh nắng mặt trời, ngàn năm gió cây còn buồn vô hạn”
Nguyên Phó Chủ bút Văn đàn huyện Duy Xuyên,
Tú tài Phạm Thiên Lang soạn.
“Xưa nay việc đau thương tang tóc thành lệ.
Niềm thủy chung cơn lành, dữ ấy mới là tình”



ĐỆ BÁT THẾ TỔ KHẢO
Đời Thứ 8
NHỊ TÔN – TAM PHÁI – NHỊ CHI – NHẤT NHÁNH –
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Văn Trinh
Ngày kỵ :  14 – 02 ÂL (1876 -      )

Bà  Huỳnh Thị Liên
Ngày kỵ :       ______ ÂL


SINH HẠ ĐỜI : Thứ 9

Số TT
Húy Danh
Ngày kỵ
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Tạo

Sinh 1889
2.
Nguyễn Thị Sở


3.
Nguyễn Văn Ngộ
 (1902 – 1938)
15/03
Còn gọi ông Trùm Hữu
4.
Nguyễn Thị Biện


5.
Nguyễn Văn Mãi

Còn gọi ông Xã Sáu
6.
Nguyễn Văn Háng


7.
Nguyễn Văn Hậu



  Ghi chú: Sinh thời Đệ Bát Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Trinh là người có uy tín nên được cử làm việc trong quan viên hàng xã, với chức hương trong hội đồng kỳ mục, được người làng gọi theo tên con là Ông Hương Tạo 





ĐỆ BÁT THẾ TỔ KHẢO
Đời Thứ 8
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH -
TAM DIỆP

Ông Nguyễn Văn Xòn
Ngày kỵ : 17 – 05 ÂL

Bà   Nguyễn Thị Liên
Ngày kỵ :


SINH HẠ ĐỜI : Thứ 9

Số TT
Húy Danh
Ngày kỵ
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Dân


2.
Nguyễn Thị Tráng







  
Ông Xòn sinh năm nào không rõ, mất khoảng năm 1896 (lúc con trai mới lên 6 tuổi). Sinh thời ông đi lính ở Phủ Điện Bàn. Bà Liên sinh năm nào không rõ mất khoảng năm 1916. Ông bà sinh hạ được hai người con. Ông Xòn mất bà tục quyền với Ô Trùm Năm. Mặc dù tái giá nhưng bà vẫn nuôi dạy con trai đền tuổi trưởng thành ( theo lời ông Trãi kể).
Mộ phần ông bà di dời đến nghĩa trang Điện Nam năm 1977.







ĐỆ BÁT THẾ TỔ KHẢO
Đời Thứ 8
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH –
NHỊ DIỆP


Ông Nguyễn Văn Còn
Ngày kỵ : 12 – 01 ÂL

Bà   Huỳnh Thị Biên
Ngày kỵ :  17 – 06 ÂL

Mộ táng: Tại xã Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam

SINH HẠ ĐỜI : Thứ 9

Số TT
Húy Danh
Ngày kỵ
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Truyện ---


2.
Nguyễn Văn Kinh

Mất
3.
Nguyễn Văn Kiện ---


4.
Nguyễn Văn Nguyện

Mất













ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH
NHẤT DIỆP

Ông  Nguyễn Văn Hoang
Ngày kỵ :                 ÂL

Bà   Nguyễn Thị Hượt
Ngày kỵ :               ÂL



SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Huỷ

Sinh năm 1928
2.
Nguyễn Thị Diên

Có chồng họ Huỳnh
3.
Nguyễn Thị Chợ

Có chồng họ Huỳnh
4.
Nguyễn Thị Nam

Mất












    ĐỆ CỬU THẾ
   Đời Thứ 9
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH
     NHẤT DIỆP

Ông Nguyễn Văn Nhạc
Ngày kỵ :

Bà   Dương Thị Giảng
Ngày kỵ :  06 – 10 ÂL


SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Xu

Chồng Nguyễn Mươn (chết) bà không có con
2.
Nguyễn Thị Ba

Mất
3.
Nguyễn Văn Đống ---

Hiện ở tại phường 10, Quận 10, TP HCM


Ghi chú: Trong các con của ông Nguyễn Văn Nhạc có bà Nguyễn Thị Xu dù xuất giá có chồng, không có con, tuy vậy việc gia tộc bên cha và bên chồng bà Xu vẫn hằng quan tâm chu toàn. Năm 1995, Tộc Nguyễn Văn Phú Triêm xây dựng từ đường mới ở Gò Sài, bà Xu hăng hái tham gia đóng góp như cháu trai. Gia tộc ghi nhận tấm lòng hiếu đạo đối với Tổ Tiên, Ông Bà của bà Nguyễn Thị Xu








ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH –
NHẤT DIỆP

                     Ông Nguyễn Văn Đa
             Ngày kỵ :                 
                      Bà 1/ Chánh thất Lê Thị Thôi
             Ngày kỵ :                  
                     Bà 2/ Thứ thất Huỳnh Thị Rốn
             Ngày kỵ :                   

SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10
Số TT
Húy Danh
Năm Sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Ngôn ---


2.
Nguyễn Văn Đinh

Mất
3.
Nguyễn Văn Ngữ

Mất
4.
Nguyễn Thị Tiền (Khoa)

Có chồng tộc Dương Phú ở Triêm Nam
5.
Nguyễn Thị Ừ

Mất
6.
Nguyễn Thị A

Con của bà Rốn
7.
Nguyễn Thị Phê

Con của bà Rốn









     Ghi chú: Con cháu nội của ông Nguyễn Văn Đa hiện sinh sống tại TP Hồ Chí Minh. Các con gái có chồng ở Triêm Nam và Triêm Tây.
          Phần mộ ông Đa và 2 bà vợ được di dời đền Nghĩa trang xã Điện Nam năm 1977, sau đó con cháu đã xây mộ khang trang.



         
ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH
NHẤT DIỆP


                       Ông Nguyễn Văn Lý
             Ngày kỵ :                  
Mộ táng tại TP HCM, hiện nay đã thất lạc

                        Bà   Tăng Thị Ta
             Ngày kỵ :                 



SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Quá


2.
Nguyễn Thị Nuôi

Chồng Ông Phan Tứ người cùng làng Phú Triêm, ngoại tôn: Phạm Khương, Phạm Mạnh.
3.
Nguyễn Văn Hú
1936

4.
Nguyễn Văn Trị

Mất
5.
Nguyễn Thị Thêm

Mất







ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI -NHẤT NHÁNH
NHẤT DIỆP


                      Ông Nguyễn Văn Quốc
Ngày kỵ :                  

                       Bà   Lê Thị Đinh
Ngày kỵ :                  




SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Nhiều


2.
Nguyễn Thị Nở


3.














ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9:
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH
NHỊ DIỆP

                       Ông Nguyễn Văn Kiều (Dư)
Ngày kỵ :                    (1889 – 1975)

                        Bà   Huỳnh Thị Hiến
Ngày kỵ :                  


SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10
Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Nên
1912

2.
Nguyễn Thị Hoá

Mất
3.
Nguyễn Văn Khá

Sinh 1919 có vợ là Đặng Thị Hạnh không có con
4.
Nguyễn Thị Chút (Hơn)


5.
Nguyễn Văn Nhiều
1923

6.
Nguyễn Thị Tập (Ánh)


7.
Nguyễn Thị Nô

Mất
8.
Nguyễn Thị Bích

Mất





Ghi chú: Sinh thời ông Kiều (Dư) được người làng gọi theo tên con là ông Trùm Nên. Sau khi lập gia đình tại xã Phú Triêm, khoảng năm 1918 ông di cư vào lập nghiệp tại tỉnh Phú Yên, theo đạo Thiên Chúa giáo và về sau trở thành một vị chức sắc ở họ đạo tại đây. Ông mất được an táng tại nghĩa trang Thiên Chúa giáo ở Sông Cầu - Phú Yên.

                            
ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Văn Dương
(1892 – 1937)
Ngày kỵ : 22 – 12 ÂL

Bà   Lê Thị Lang
        (1893 – 1972)
                               Ngày kỵ :


SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10

Số TT
Húy Danh
Năm Sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Thiện
1917
Mất 1992
2.
Nguyễn Thị Lành

Mất
3.
Nguyễn Thị Thâu

Mất
4.
Nguyễn Thị Phát

Mất
5.
Nguyễn Thị Tài

Mất


   Ghi chú: Ông Nguyễn Văn Dương  cũng theo anh vào lập nghiệp tại thị xã Tuy Hoà, Phú Yên theo đạo Thiên Chúa giáo. Về sau mất và an táng tại Nghĩa trang Thiên Chúa giáo Sông Cầu – Phú Yên.





         
ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Văn Đáng
(1888 -        )
Ngày kỵ :  27 – 07 ÂL

Bà   Đinh Thị Oanh
Ngày kỵ :  14 – 10 ÂL

             Nguyên quán:

Mộ táng: Nghĩa trang Điện Nam, Điện Bàn, QNam


SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10

Số TT
Húy Danh
Năm Sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Minh

Mất
2.
Nguyễn Ngọc Phồn
1911
Mất 1982. Kỵ 09-04 ÂL
3.
Nguyễn Ngọc Vịnh
1917
Mất 1951).  Liệt sĩ chống Pháp
4.
Nguyễn Thị Vạn


5.
Nguyễn Vô Danh









ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Văn Quý (Ngọc Đoan)
( 1893 – 1964)
Ngày kỵ :  06 – 10 ÂL
Bà   Dương Thị Thị
(1894 – 1965)
Ngày kỵ :  18 – 09 ÂL
Mộ táng: : Nghĩa trang Điện Nam, Điện Bàn, QNam

SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10
Số TT
Húy Danh
Năm Sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Ngọc Lang (Sang)
1915

2.
Nguyễn Thị Nhành
1916
Chồng là ông Nguyễn Phú ở Cẩm Hà, Hội An
3.
Nguyễn Ngọc Huệ
1917

4.
Nguyễn Thị Lê (mất 1999)
    1919
Chồng là ông Đặng Ấm ở Duy Phước, Dxuyên
5.
Nguyễn Thị Ngọt
1922
Chồng là ông Đặng Trạc ở Câu Lâu, Duy Phước, Dxuyên
6.
Nguyễn Ngọc Trí
10-9 ÂL
Mất
7.
Nguyễn Ngọc Bửu (Bùi)
1927

8.
Nguyễn Ngọc Tuấn
1929

9.
Nguyễn Thị Cân
1931
Chồng là ông Dương Miên, người xã Phú Triêm, ĐPhương
   




10.
Nguyễn Thị Cân Em
1934
Chồng là ông Trần Tri ở Hà Nhuận, Duy Phước, Dxuyên
11.
Nguyễn Thị Chân
1938
Chồng là ông Huỳnh Hỷ ở xã Phú Triêm, ĐPhương, ĐBàn


THUẬT SỰ:

Thiếu thời, thân phụ mất sớm, lúc ông chưa tròn 14 tuổi, nên bị thất học, phải lo tần tảo giúp mẹ nuôi em và xây dựng gia đình theo nề nếp gia phong.
Trưởng thành do cần cù làm ăn nên tư gia dần trở nên sung túc, mọi người đều yêu mến kính nể. Bình sinh có tham gia công việc hành chính trong xã, rồi được cử làm Lý trưởng (bộ phận quan viên hàng xã trong hội đồng kỳ mục) làng Triêm Trung, sau thăng làm Phó tổng An Nhơn, thuộc Phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Cũng vì thế người trong làng, trong xã gọi là ông Phó Sang.
Nhưng do tính tình cang trực không chịu sự ức hiếp của cấp trên nên từ chức về làm ăn theo nghề nông và nuôi tằm . Sống cuôc đời nhàn hạ với điền viên không màng thế sự.
Ông mất ngày 07-10 trong nạn lụt “Đại hồng thủy” Giáp Thìn. Mộ táng ở xứ Vịnh Chầu – Phú Triêm xã. Năm 1977, dời về Nghĩa trang xã Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam.
Bà thuộc họ Dương Tấn, chánh quán Triêm Đông Phú Triêm. Là trưởng nữ của cụ Cố Dương Tấn Chánh và bà Cố Lê Thị Bằng. Sinh thời, Bà tần tảo đảm đang từ công việc nuôi dạy con cái đến việc đồng áng, nuôi tằm, ươm tơ, giúp chồng quản lý gia đình để Ông toàn tâm chăm lo công việc ngoài xã hội. Bà mất ngày 24/10/1965, nhằm ngày 19/09 năm Ất Tỵ, hưởng thọ 72 tuổi. Mộ Bà được táng cạnh mộ Ông, đến năm 1977 dời ra cải táng ở Nghĩa  trang xã Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam.

(((OOO)))


ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Ngọc Qươn (Ngọc Quang)
(1902 – 1973)
Ngày kỵ :  25 – 07 ÂL
Bà   Trần Thị Tửu
(1900 – 1984)
Ngày kỵ :  20 – 02 ÂL

SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10

Số TT
Húy Danh
Năm Sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Bụi
1922
Mất lúc sơ sinh 1922
2.
Nguyễn Văn Cẩm
1923
Mất 1923
3.
Nguyễn Thị Nuôi
1925
Mất 1963. Kỵ 15-10
4.
Nguyễn Thị Nuôi Em
1928
Có chồng Nguyễn Hữu Nhạn ở Thạc Gián Đà Nẵng
5.
Nguyễn Ngọc Vân (Mực)
1931

6.
Nguyễn Thị Được
1934
Mất, kỵ 13-06 ÂL
7.
Nguyễn Thị Mai (Mèo)
1937
Chồng Phạm Lắm ở An Phước, Duy Phước, Duy Xuyên
8.
Nguyễn Thị Nghiêu
1940
Mất năm 1988, Chồng Trần Văn Thuy ở Thanh Chiêm Điện Phương, ĐBàn, Qnam
9.
Nguyễn Thị Miều
1943
Mất 1944. Kỵ 06/11 ÂL










THUẬT SỰ



Ông Nguyễn Ngọc Qươn (còn gọi Ngọc Quang) có  Pháp danh là Như Quyền, là con trai thứ của Đệ Bát Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Cư; nội tôn của Đệ Thất Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Nhuận; tằng tôn của Đệ Lục Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Thái. Ông Qươn là cháu gọi Đệ Ngũ Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Cẩn (Khánh) là Cao Tổ khảo.

Ông sinh năm Nhâm Dần – 1902, mất ngày 26-07 năm Qúy Sửu (1973). Sinh thời ông sống ở làng Phú Triêm (thôn Triêm Nam, xã Điện Phương, Điện Bàn), cuộc sống nhàn hạ với nghề nông và làm tằm. Tánh tình của ông rất cương trực, ghét nịnh bợ, hay phản đối những thói xấu của hương chức cường hào; song lại thích giao thiệp nhiều bạn bè, nhất là thường lui tới thăm viếng giúp đỡ bà con trong gia tộc và xóm làng.

Bà Trần Thị Tửu, vợ ông Ngọc Quang, là  con gái ông Trần Toản - một thầy đồ mẫu mực trong làng. Bàn sinh năm Canh Tý (1900), có Pháp danh là Thị Giới. Bà mất ngày 21-02 năm Giáp Tý - 1984.

Mộ phần ông, bà được an táng tại xã Phú Triêm (nay thuộc thôn Triêm Nam, Điện Phương, Điện Bàn). Đến năm 1877, theo lệnh di dời mồ mả của chính quyền địa phương, con, cháu di dời phần mộ về cải táng ở Nghĩa trang xã Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam.




(((OOO)))










ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Văn Ngộ
(1902 – 1938)
Ngày kỵ :  14 – 02 ÂL

Bà   Thân Thị Giao
   Ngày kỵ :



SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Hữu


2.
Nguyễn Thị Kết


3.
Nguyễn Văn Diên
1925
Mất 1997
4.
Nguyễn Thị Đưa


5.
Nguyễn Văn Vân




Ghi chú: Người đương thời thường gọi là ông Trùm Hữu.
Khi ông mất, bà có chồng khác.
 Mộ phần ông di dời đến nghĩa trang Điện Nam,
cháu Nguyễn Văn Diện quản lý.




ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Văn Mãi
(1908 -       )
Ngày kỵ :  16 – 06 ÂL

Bà   Đinh Thị Nhẫn
    Ngày kỵ :


SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Tam

Ngoại tôn Trần Tình ở Triêm Nam, Điện Phương
2.
Nguyễn Thị Túc


3.
Nguyễn Thị Lượng

Có chồng ở Sài Gòn
4.
Nguyễn Thị Yêu




Ghi chú: Người đương thời thường gọi là ông Xã Mãi.
Mộ phần ông bà di dời đến nghĩa trang Điện Nam,
cháu Nguyễn Văn Diện quản lý.







ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Văn Hảng
(1910 – 1973)
                                Ngày kỵ : 
An táng tại Nghĩa trang Điện Nam, Điện Bàn, QNam

Bà   Dương Thị Y
(1902 –         )
Ngày kỵ :
An táng tại Triêm Tây, Điện Phương, Điện Bàn, QNam

SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10
Số TT
Húy Danh
Ngày kỵ
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Cẩm

Mất
2.
Nguyễn Văn Cảnh

Mất
3.
Nguyễn Văn Dần

Mất
4.
Nguyễn Văn Niệm
1944
Mất 1969. Tham gia đánh Mỹ hi sinh
5.
Nguyễn Vô Danh



   Ghi chú:
     Sinh thời người là gọi ông Hảng là Ông Tẩm. Khi ông mất được an táng tại Nghĩa trang Điện Nam. Bà  không rõ năm mất, phần mộ bà được an táng tại Triêm Tây, xã Điện Phương, Điện Bàn, QNam.       





ĐỆ CỬU THẾ TỔ
Đời Thứ 9
NHỊ TÔN TAM PHÁI NHỊ CHI NHẤT NHÁNH
TAM DIỆP

Ông Nguyễn Văn Dân
     (1890 – 1966)
Ngày kỵ : 04 – 02 ÂL

Bà   Võ Thị Lê
(1892 – 1986)
Ngày kỵ : 10 – 12 ÂL
Mộ táng: Nghĩa trang Điện Nam, Điện Bàn
SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10
Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Cúc


2.
Nguyễn Thị Hẹn

Chồng họ Trương người cùng làng, ngoại tôn Trương Ngàn, Trương Hải
3.
Nguyễn Văn Chiếu
1923

4.
Nguyễn Thị Khoan


5.
Nguyễn Văn Liếu

Mất
6.
Nguyễn Thị Lo

Có chồng người cìng làng
7.
Nguyễn Văn Minh

Mất

   Ghi chú: Ông Nguyễn Văn Dân, còn gọi ông Kiểm Hẹn. Ông mồ côi cha lúc 6 tuổi, mặc dù mẹ tái giá nhưng vẫn nuôi ông đền tuổi trưởng thành. Người cha kế (Ô.Trùm Năm ) chăm lo nuôi dưỡng ông. Ngoài 20 tuổi ông kết hôn với bà Võ Thị Lê là người cùng làng, sinh hạ được 7 người con.





ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9
NHỊ TÔN TAM PHÁI NHỊ CHI NHẤT NHÁNH
TAM DIỆP

Ông Nguyễn Văn Truyện
(1871 – 1962)
                               Ngày kỵ : 

Bà   Huỳnh Thị Hoặc
(1875 – 1975)
                               Ngày kỵ :  

Mộ táng: Nghĩa trang xã Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam

SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Kiên

Mất
2.
Nguyễn Thị Lai


3.
Nguyễn Thị Láng


4.
Nguyễn Văn Ân
1926
Mất 2001
5.
Nguyễn Văn Lâm

Mất
6.
Nguyễn Thị Đông

Có chồng ở Cẩm Phô, Hội An

     Ghi chú: Lúc sinh thời, ông Nguyễn Văn Truyện được dân làng gọi là ông Trùm Kiên. Phần mộ ông bà đều được an táng tại Nghĩa trang Điện Nam.





ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9
NHỊ TÔN - TAM PHÁI - NHỊ CHI - NHẤT NHÁNH
TAM DIỆP

Ông Nguyễn Văn Kiện
      (1898 – 1967)
Ngày kỵ :  12 – 07 ÂL

Bà   Nguyễn Thị Lệ
        (1905 – 1985)
Ngày kỵ :  12 – 11 ÂL
Nguyên quán: Cựu Xuân Hòa, Quận 2, TP Đà Nẵng
Mộ táng: Nghĩa trang Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam

SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10
Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Luật
1923
Chồng Nguyễn Văn Kỳ ở Thanh Lộc Đán, Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Ngoại tôn Nguyễn Thị Sinh, Thị Trinh, Kim Nữ, Văn Xuân
2.
Nguyễn Thị Cẩm
1926
Chồng Đặng Ngọc Giao ở Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nẵng. Ngoại tôn Đặng Ngọc Đươc, Ngọc Thuyên, Ngọc Thuỷ, Ngọc Hưng, Ngọc Huỳnh, Ngọc Lân
3.
Nguyễn Văn Kề ---
1927

4.
Nguyễn Văn Diềm
1933
Mất 1947 (kỵ 18 – 05)
5.
Nguyễn Văn Tiềm
1936
Mất 1991 (kỵ 27 - 02)
6.
Nguyễn Văn Rớt

Mất





7.
Nguyễn Văn Có

Mất (kỵ 21 – 09)
8.
Nguyễn Văn Xấu

Mất
9.
Nguyễn Văn Thành ---
1947



THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP


Ông Nguyễn Văn Kiện sinh năm 1898, mất năm 1967 là con ông Nguyễn Văn Còn và mẹ Huỳnh Thị Biên. Ông Còn và bà Biên lúc sinh thời có đất đai nhà cửa, đã sinh hạ được 4 người con trai :
1/ Nguyễn Văn Truyện.
2/ Nguyễn Văn Kiện
3/ Nguyễn Văn Kinh (đã mất)
4/ Nguyễn Văn Nguyện  (đã mất)
    
Người cha (ông Còn) bị thù hiềm trù yểm nên đã qua đời, thời gian sau bà (bà Biên) cũng đau phiền mà chết để lại hai người con thơ dại là anh Nguyễn Văn Truyện mới lên 10 tuổi và em Nguyễn Văn Kiện mới lên 7 tuổi . Một người trong tộc đem ông Truyện và ông Kiện đi ở .Rồi lập âm mưu làm giấy bán đứt hai ông cho họ “Sống nuôi, chết chôn”, lại còn bán luôn mảnh vườn của cha mẹ đẻ lại. Nhưng rất may nhờ có người không đồng tộc nghe thấy, ông rất cảm động và đau thương, ông bày kế bảo ông Truyện tìm lấy giấy tờ đó về cho ông xem. Quả đúng như vậy nên ông bảo đốt giấy tờ đó, rồi giúp dẫn ông Truyện ra Đà Nẵng gởi cho ông Cửu Trọng học nghề thợ mộc. Thời gian sau, cũng người này về dẫn em là ông Kiện cùng ra Đà Nẵng để anh em bảo bọc lẫn nhau tìm kế sinh sống.
     
      Ông Kiện học nghề thợ nề, nghề nghiệp tinh thông thành thạo, đấu thầu nhận lại việc của ông Nghè Phụng, Nghè Bảy, Nghè Ninh đã được tin tưởng tin yêu. Ông Kiện là người đã đặt con gà trên tháp chuông nhà thờ đạo Đà Nẵng. Thời gian làm nhà thờ đó có ông Tuân - người ở Xuân Hà, thấy ông Kiện làm việc chăm chỉ mà mồ côi cha mẹ, thương lòng về hội ý với chị dâu 







gả con gái của chị cho ông Kiện để có người sớm hôm. Thế là bà Nguyễn Thị Lệ kết duyên cùng ông Kiện về ở làng Xuân Hoà rồi sinh con đẻ cái sum vầy. Tuy ở quê vợ nhưng ông được thân hào, thân sĩ và xóm làng tín nhiệm bầu ông làm thủ bổn của xóm, 5 năm sau ông được bầu làm hội trưởng xóm. Ông bà sinh hạ được 9 người con : 7 trai, 2 gái.
 

*
*     *



Thời VNCH (Chế độ Sài Gòn), ông được nhân dân tín nhiệm. Ông giúp đỡ bà con làm cách mạng, che giấu cán bộ nằm vùng nên sau ngày đất nước thống nhất, ông đã được Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam tặng Kỷ niệm chương, Huân chương kháng chiến hạng nhất , Bằng khên về thành tích đóng góp cho cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
   
Ông còn được Thành ủy Đà Nẵng, HĐND TP Đà Nẵng, UBND TP Đà Nẵng, Uỷ ban MTTQVN TP Đà Nẵng tặng tượng Bác Hồ, ghi có công đóng góp xây dựng đất nước. 

Ông mất được an táng tại Nghĩa trang xã Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam, mộ phần ông, cũng như vợ ông được con cháu xây cất rất khang trang ở nghĩa trang Điện Bàn. Nay xin ghi lại cuộc đời một người con của tộc Nguyễn Văn Phú Triêm đã làm rạng rỡ thanh danh của dòng họ ở Xuân Hoà (Nay là phường An Khê – Thanh Khê – Đà Nẵng), để con cháu đời sau được biết.


Mạnh Đông, Giáp Thân
(Bản văn do con ông Kiện là ông Nguyễn Văn Kề soạn)



(((OOO)))

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates | Macys Printable Coupons