Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Nhị Tôn Tam Phái Tam Chi Nhất Nhánh (đời thứ 4 đến 9)

ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ TỨ THẾ TỔ KHẢO
(ĐỜI THỨ 4)

NHỊ TÔN – TAM PHÁI

Khảo: NGUYỄN VĂN HÒA
(Kỵ:  Ngày 22/05 Âm lịch)

Tỷ:  LÊ THỊ KHÊ 
(Kỵ: 26/04 Âm lịch)

Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam,
     Điện Bàn, Quảng Nam

Sanh hạ: (Đời thứ 5)

1/  Đệ Ngũ Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN BỬU
2/  Đệ Ngũ Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN BÌNH
3/  Đệ Ngũ Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN TRỊ
4/  Đệ Ngũ Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN ĐẠO
5/  Đệ Ngũ Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN CẨN (KHÁNH)
6/  Đệ Ngũ Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN CHIÊU
7/  Bà Nguyễn Thị Trắc
(Bà Trắc lấy chồng sinh 4 Ngoại tôn: Dương Thị Khoa,Dương Công Đức, Công Thông, Công Lễ)
8/  Bà Nguyễn Thị Trường
(Bà Trường có chồng sinh được Ngoại tôn là Lê Thị Tào)
9/  Bà Nguyễn Thị Viên
(Bà Viên có chồng sinh được 4 Ngoại tôn:Lê Thị Hoa, Lê Đức Điển, Thị Hương, Thị Trúc)


THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP



Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Hòa  là con trai thứ nhì của Đệ Tam Thế tổ khảo Nguyễn Văn Hết. Ngài sinh ra ở Mông Lãnh, là cháu gọi Đức Thủy tổ bằng Tằng Tổ khảo (ông cố), gọi Đệ Nhị Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Đức là Hiển Tổ khảo (ông nội).
         
Khi Đức Thủy tổ cùng ông nội (Đệ Nhị Thế tổ khảo Nguyễn Văn Đức), ông nội bác (Đệ Nhị Thế tổ khảo Nguyễn Văn Công) mất, Ngài theo cha, mẹ dời nhà về hạ du sông Thu Bồn khai khẩn đất canh tác, góp sức cùng các dòng tộc khác lập nên làng Phú Triêm trù phú cho đến ngày nay.
       
Ngài là bậc tiền hiền làng Phú Triêm.
     
Lúc  mất, Ngài  được an táng tại làng Tân Phú, Phú Triêm.
    
Năm 1977, chính quyền địa phương buộc phải di dời phần mộ để lấy đất sản xuất, cháu, chắt đã dời  mộ của Ngài ra cải táng tại Nghĩa trang xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, Quảng Nam.

ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ NGŨ THẾ TỔ KHẢO
(ĐỜI THỨ 5)

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI

Khảo: NGUYỄN VĂN CHIÊU
(1777 – 1852)
(Kỵ:  Ngày 18/08 Âm lịch)

Tỷ:  1/ Chánh thất DƯƠNG THỊ THỂ  
(Kỵ: 13/09 Âm lịch)
                                           2/ Thứ thất _________

Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam,
Điện Bàn, Quảng Nam

Sanh hạ: (Đời thứ 6)
1/  Đệ Lục Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN NỘI
2/  Đệ Lục Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN CHÁNH
3/  Đệ Lục Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN CHÍ
4/  Đệ Lục Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN BỀN
5/  Đệ Lục Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN BIỀN
6/  Đệ Lục Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN CÔN
7/  Bà Nguyễn Thị Cần
8/  Bà Nguyễn Thị Kiệm
9/  Đệ Lục Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN QUỲNH
10/  Đệ Lục Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN TỔNG
11/  Đệ Lục Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN TRỰC
12/  Đệ Lục Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN BỒI (CƠ)
13/  Bà Nguyễn Thị Cư
14/  Bà Nguyễn Thị Đông
15/  Bà Nguyễn Thị Lê
16/  Bà Nguyễn Thị Đá
THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP


Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Chiêu sinh ra ở Phú Triêm (Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam). Ngài là con thứ 5 của Đệ Tứ Thế tổ khảo Nguyễn Văn Hòa (Đức Tổ khảo Nhị tôn – Tam phái). Ngài là cháu nội của Đệ Tam Thế tổ khảo Nguyễn Văn Hết (thuộc hàng nhị tôn); cháu gọi Đệ Nhị Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Đức là Tằng Tổ phụ (ông Cố); gọi Đệ Nhất Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Phú là Cao Tổ phụ (ông Tổ).      
  
Về thân thế, sự nghiệp của Đệ Ngũ Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Chiêu, bản văn do con cháu ngành thứ nhì (Nhị tôn – Tam phái) đến nhờ Tiến sĩ Nguyễn Tường Phổ biên soạn, nay còn lưu trong Phổ hệ, ghi rõ: Ngài sinh năm Đinh Dậu - 1777 (Đời Vua Lê Hiển Tông, Cảnh Hưng tam thập bát niên – tức là Cảnh Hưng năm thứ 38) và mất năm Tự Đức thứ 4, năm Tân Hợi - 1851 (Đời Vua Nguyễn Dực Tông, tức Hoàng Đế Tự Đức), thọ 75 tuổi.
 
Dưới thời Vua Gia Long, Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Chiêu được bổ làm việc thơ lại ở cung Trường Thọ; cho đến năm Minh Mạng thứ nhất (Năm Canh Thìn - 1820), được cử về coi công việc nhân sự tại dinh Quảng Nam. Ngài đã góp nhiều công sức trong việc khai khẩn, canh tác đất đai, trùng tu đình sở địa phương; đồng thời làm nghề thầy thuốc cứu người, không màng lợi lộc, không quan tâm đến chuyện người được cứu giúp đền đáp công lao khó nhọc, nên được dân làng Phú Triêm lập bia ghi công đức và suy tôn là Hậu hiền của làng…

Vào năm Gia Long thứ 2 (Gia Long nhị niên), tức năm Qúy Hợi – 1803, Ngài đã biên soạn lại Phổ hệ, dựa trên cơ sở Phổ hệ mà các vị Tổ đời thứ 3 đã lập trước đó, có sự cộng tác chỉnh sửa của Tiến sĩ Nguyễn Tường Phổ, tự Quản Thúc, Hi Nhân, hiệu Thứ Trai, người làng Cẩm Hải, xã Cẩm Phô, tổng Phú Triêm hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là phường Cẩm Phô, thành phố Hội An, Quảng Nam).
Lúc  mất, Ngài  được an táng tại Gò Sài, Phú Triêm.
Năm 1977, chính quyền địa phương buộc phải di dời phần mộ để lấy đất sản xuất, cháu, chắt đã dời  mộ của Ngài ra cải táng tại Nghĩa trang xã Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam.


(((OOO)))
BẢN VĂN VIẾT VỀ THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP CỦA
ĐỆ NGŨ THẾ TỔ KHẢO NGUYỄN VĂN CHIÊU
(Tiến sĩ Nguyễn Tường Phổ soạn năm Tân Hợi – 1852)

·                   Bản phiên âm từ chữ Hán:
   
Hương lão tiên sinh, tánh Nguyễn húy Chiêu, Phú Triêm xã chi vọng tộc. Tiên sinh, tứ thế tổ khâm mông, tiên triều sắc chuẩn Tả Giám đường, tinh khảo hiên kỳ  chi thuật, kiêm lãnh Ngự y. Nhân tuần thế phiệt, thiệu thuật cơ cầu, đãi chí vu kiêm, tiên sanh nải hàn mặc y tôn. Đệ tứ lang, gia nho, thơ thiển học, nhi đại chí quảng thông, khắc đôn tế mỹ, trác hữu năng thanh.
Gia Long niên giang, chuẩn bố Trường Thọ cung thơ lại. Lịch Minh Mạng nguyên niên, cải bổ khâm bồi Quảng Nam dinh hộ Tào công vụ.
Tiên sinh xử ư gia đình, thượng hòa hạ mục, ôn như giả. Xử ư Hương đảng tận tâm sở sự thuần như giả. Qui kiến, cải kiến bổn xã điền bộ nãi thị, nhiệt tâm phổ khuyến xã nội chư tộc củ đồng minh khống khất, cải thủ lậu trưng điền thổ cộng bách dư trước vi đồng xã công điền.
Hương nhân lai chi, thời nhân hương trung trùng tu đình sở, nải đồng lập thạch dĩ nính danh, suy vi hậu hiền, tuế thời trí kỉnh, vĩnh thùy công đức, cửu nhi phất huyên.
Vản niên hồi quán, hương nhân suy vi tri hương. Tiên sinh tánh minh mẫn, nhi hành cẩn hậu, thường dĩ y thuật tế thế. Phàm nhân hữu bệnh vi chi điều trị, bất đản gian lao, vị thường vấn lễ, số chi hậu bạc. Nhơn giai mộ kỳ đức, nhi hoài kỳ huệ, yên nhỉ. Chí ư châu nhơn chi cấp, tế nhơn chi hoạn, đắc bổn kỳ tâm chi sở tự nhiên, nhi phi hữu sở miễn cưỡng, tư phi thiên nhân hồ tai ?
Tiên sinh dĩ Đinh Dậu niên – Cảnh Hưng tam thập bát niên sanh lịch, kiêm Tân Hợi niên, thất thập ngũ tuế, nhuận bát ngoạt, thập bát nhật, dậu bài thọ chung, vu chính tâm. Diêm sư chiêm kiết địa, du bổn xã, Vĩnh Triều xứ chi nguyên.
Chánh thất đồng xã Dương tấn nữ, sinh nam tứ, nữ tam, kỳ sở đính hôn giả, giai lãnh tộc giả. Trắc thất sinh nam nhất, nữ nhất, cát thành gia thất, nguyên liễu tử bình. Tiên sinh chi tam kỳ tử nhược tế tựu cầu văn, cẩn giám , kỳ thuật dĩ thùy chi hậu, dư nải tường thuật kỳ bình sinh chi hạnh, tự kỳ đại lược giả như thử cẩn thuật tự.
Tự Đức tứ niên, thập nhất ngoạt, dương sinh nhật
Cẩm Hải Nhâm Dần ân khoa, Tiến sĩ Thứ Trai, Nguyễn Quản Thúc thủ soạn
Ấm tử bát tế, Nguyễn Bá Liệu cẩn lục
Nguyễn Tộc Nhị Tôn, Tam Phái, chư tử tôn, đồng bái phụng 

Tạm dịch:


Tiên sinh là một vị nhân sĩ có tiếng trong làng, xuất thân từ một dòng họ lớn ở xã Phú Triêm, họ Nguyễn, tên Chiêu.
Vị Tổ 4 đời trước của Tiên sinh được hồng ân của triều vua trước, lãnh chức Ngự y ở Tả Giám đường, tinh thông nghề thuốc. Ngày nay, Tiên sinh không nhữ đã có tài năng, lịch duyệt mà còn nối được nghiệp của Tổ Tiên, gìn giữ được nề nếp gia phong. Là người con thứ tư của gia đình, tuổi nhỏ ít học, nhưng nhờ có chí tìm tòi học hỏi. Nhờ vậy mà về sau hiểu nhiều, biết rộng, tánh thường nghiêm khắc với bản thân, nhưng xử thế rất tốt đẹp với mọi người, xa gần đều nghe tiếng.
Dưới thời vua Gia Long, Tiên sinh được bổ làm việc thơ lại ở cung Trường Thọ. Đến năm Minh Mạng thứ nhất, ông được cử đến làm việc ở dinh Quảng Nam, coi công việc về nhân sự.
Ở trong gia đình thì Tiên sinh cư xử rất ôn hòa, trên kính dưới nhường, ngoài hương đảng thì khiêm cung, phóng khoáng, xử thế rất tự nhiên, xem việc làm giúp đỡ mọi người như là một điều tự nhiên do bản tính mà ra, chứ không phải đòi hỏi như việc cầu đến mới làm.
Nhân dịp xã triển khai công việc đo đạc đất đai đã khai khẩn canh tác từ lâu, Tiên sinh đem nhiệt tâm của mình, khuyến dụ mọi người đồng tâm hiệp lực, điều chỉnh lại các sai lầm từ trước, tránh việc che giấu, để công việc kiểm tra lại được chính xác. Nhờ vậy, công việc thực hiện đem lại kết quả tốt, thu hồi đất đai từ lâu bị che giấu, sung vào công điền, lợi hơn hàng trăm thước.
Đáp lại nhân việc trùng tu đình sở, dân chúng trong làng bèn lập bia đá ghi công đức và suy tôn ông làm Hậu hiền, bốn mùa cúng tế, tưởng nhớ công ơn đáng được lưu truyền lại ấy.
Tuổi già hưu trí, Tiên sinh lui về quê, được nhân dân kính làm hương lão trong làng.
Bình nhật Tiên sinh tính tình cẩn thận, thái độ đoan trang, thường đem y thuật giúp đời. Hễ ai có mắc bệnh hoạn gì đến nhờ, Tiên sinh nhiệt tình đến giúp đỡ ngay, không ngại gian lao, cũng không quan tâm đến chuyện đền đáp công lao khó nhọc ít nhiều. Cho nên bà con ai cũng mến vì đức, kính vì lòng tận tâm của Tiên sinh mãi mãi vậy.
Còn xét đến như cái việc cứu người vì hoạn nạn, giúp người khi nguy khốn, mà Tiên sinh thường nhật đã làm, thì việc làm ấy quả là do tự tâm hồn tự nhiên mà xuất phát, chứ chẳng phải do miễn cưỡng hay cố ý mà ra. Tiên sinh chẳng phải là bậc THIỆN NHÂN đó sao ?
Tiên sinh sinh năm Đinh Dậu (1777), đời Cảnh Hưng thứ 38, sống thọ đến năm Tân Hợi (1851), hưởng thọ 75 tuổi. Tiên sinh mất vào ngày 18 tháng 8 Âm lịch nhuận (12-10-1851 Dương lịch). Sau đó, linh cửu được an táng tại xứ Vĩnh Triều bổn xã.
Bà vợ chánh họ Dương Tấn, người đồng xã, sinh 4 nam, 3 nữ. Bà vợ thứ sinh được 1 nam, 1 nữ. Tất cả đều có gia đình tốt đẹp.
Thể theo nguyện vọng của con, cháu, tôi dùng lời văn ghi đại lược thân thế và sự nghiệp của Tiên sinh để lưu lại cho con cháu mai sau được rõ.
Viết vào ngày Đông chí, tháng 11, năm Tân Hợi, đời vua Tự Đức thứ 4 (04/01/1852).
Tác giả là Tiến sĩ khoa Nhâm Dần (1842) Nguyễn Quản Thúc, hiệu Thứ Trai, ở xã Cẩm Hải.
Người sao lục là Ấm tử Nguyễn Bá Liệu
Con cháu ngành thứ nhì (Nhị Tôn), Tam Phái, họ Nguyễn ở Phú Triêm, đồng kính bái.     

(((OOO)))

ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ LỤC THẾ TỔ KHẢO

(ĐỜI THỨ 6)

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH

Khảo: NGUYỄN VĂN NỒI
    (Kỵ:  Ngày 13/05 Âm lịch)

Tỷ:  NGUYỄN THỊ TỪ  
(Kỵ: Ngày 13/04 Âm lịch)

 
Mộ táng:   Tại Bảo Tháp, Triêm Đông, Điện phương,
Điện Bàn, Quảng Nam


Sanh hạ:  (Đời thứ 7)

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Tri…

Kỵ 6-12 Âm lịch
2.
Nguyễn Văn Nhung…


3.
Nguyễn Văn Thuần

Kỵ 3-8
4.
Nguyễn Văn Lục

Kỵ 3-8
5.
Nguyển Văn Lịch

Kỵ 13-11
6.
Nguyễn Văn Tuy…



Nguyễn Thị Hạnh

Kỵ 3-8
7.
Nguyễn Văn Tín
==== ông Nội có một quyển ghi có 2 vị này
8.
Nguyễn Văn Kiêm

quyển nhà ông không có


THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP


Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Nồi sinh ra tại làng Phú Triêm (Nay là xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, Quảng Nam); con trai thứ nhất của Đệ Ngũ  Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Chiêu.

Ngài là hậu duệ của Đức Thủy tổ Nguyễn Văn Phú; cháu gọi Đệ Nhị Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Đức là Cao Tổ khảo (ông Tổ); gọi Đệ Tam Thế tổ khảo Nguyễn Văn Hết là Tằng Tổ khảo (ông Cố); gọi Đệ Tứ Thế tổ khảo Nguyễn Văn Hòa  là Hiển Tổ khảo (ông Nội).                                                                                               

Lớn lên, Ngài được cha, mẹ cưới vợ, sinh con, làm ăn sinh sống tại làng Phú Triêm, cho đến lúc mất Ngài được con, cháu  an táng tại đây

Năm 1977, chính quyền xã Điện Phương lúc bấy giờ buộc phải di dời mồ mả để lấy đất sản xuất, phần mộ của Ngài được cháu, chắt dời từ Gò Sài ra cải táng tại Nghĩa trang xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Sau này, phần mộ của Ngài được ông Nguyễn Văn Chơn và các cháu đời thứ 9, đời thứ 10 dời về cải táng chung trong Bảo Tháp xây dựng tại nhà thờ, thuộc thôn Triêm Đông, xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam. 

Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Nồi là vị tổ Nhánh 1 – Ngành Thứ tử  (Nhị Tôn – Tam Phái – Tam ChiNhất Nhánh).



ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ THẤT THẾ TỔ KHẢO

(ĐỜI THỨ 7)

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH –
NHẤT DIỆP

Khảo: NGUYỄN VĂN TRI
(Kỵ:  06/12 Âm lịch)

Tỷ:  HÀ THỊ ÚT
(Kỵ: ______ Âm lịch)

Mộ táng:

SINH HẠ ĐỜI : Thứ 8


Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Dung…

Sinh hạ đời thứ 9 Nguyễn Văn Chua rồi kết thúc


Ghi chú: Có 2 vị mộ ở Nghĩa trang Điện Bàn ghi Dương Tổn, Nguyễn Văn Công, Nguyễn Văn Út phụng lập có phải mộ của Tổ Nguyễn Văn Tri hay không, các ông bà đời trước không nói lại nên con cháu không ai rõ.


ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ THẤT THẾ TỔ KHẢO

(ĐỜI THỨ 7)

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH –
NH DIỆP

Khảo: NGUYỄN VĂN NHUNG
(Kỵ:  28/09 Âm lịch)

Tỷ:  LÊ THỊ MIÊN
(Kỵ: 22/10 Âm lịch)

Mộ táng:

Sinh hạ (Đời thứ 8)

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Hộ…


2.
Nguyễn Văn Học…


3.
Nguyễn Văn Triệu…


4.
Nguyễn Thị Diễu

Kỵ 14-7
5.
Nguyễn Vô Danh
2 vị

6.
Nguyễn Thị Đồi

Kỵ 9-7
7.
Nguyễn Thị Quy


8.
Nguyễn Văn Thuật


9.
Nguyễn Thị Ngưu


10.
Nguyễn Thị De



ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ THẤT THẾ TỔ KHẢO

(ĐỜI THỨ 7)

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH –
TAM DIỆP

Khảo: NGUYỄN VĂN TUY
(Kỵ:  28/03 Âm lịch)

Tỷ:  TRƯƠNG THỊ  SỬU
(Kỵ: 03/04 Âm lịch)

Mộ táng: Năm 2000, mộ phần Ông - Bà được cháu đời thứ 9, 10
cải táng từ Nghĩa trang Điện Nam đưa về Bảo Tháp ở Triêm Đông,
Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam

Sinh hạ (Đời thứ 8)
 
Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Thông

Mất
2.
Nguyễn Văn Minh


3.
Nguyễn Thị Hinh


4.
Nguyễn Thị Hương


5.
Nguyễn Thị Đống

Chồng người Hoa, Phước Kiến
6.
Nguyễn Văn Tâm

Tha phương
7.
Nguyễn Văn Ngôn…


8.
Nguyễn Văn Lam…



ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ BÁT THẾ TỔ KHẢO

(ĐỜI THỨ8)

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH –
NHẤT DIỆP

Ông: Nguyễn Văn Chua
Ngày kỵ :

Bà:
Ngày kỵ :


SINH HẠ ĐỜI : Thứ 9

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.



2.



3.



4.




Ghi chú:  Phần Nhất Diệp đến đời Đệ Bát Thế tổ khảo Nguyễn Văn Chua, Phổ hệ lưu giữ không thấy ghi sinh hạ

ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ BÁT THẾ TỔ KHẢO
(ĐỜI THỨ8)

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH –
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Văn Hộ
Ngày kỵ :  30 – 10 ÂL

Chánh thất Nguyễn Thị Được
Ngày kỵ :  05 – 11 ÂL

Thứ thất Dương Thị Diên
Ngày kỵ :  12 – 11 ÂL

SINH HẠ ĐỜI : Thứ 9
Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Thoàn

Mất
2.
Nguyễn Văn An

Mất
3.
Nguyễn Văn Ống (Ninh)
1885-1965

4.
Nguyễn Thị Gạt

Chồng: Biện xin ở Kim Đồng NT ===
5.
Nguyễn Vô Danh
2 vị
Tha phương
6.
Nguyễn Thị Kiết

     Các bà cô hiệp kỵ
7.
Nguyễn Thị Bình

     Ngày  14 – 4 AL
8.
Nguyễn  Thị Lượng


9.
Nguyễn Thị Mua


10.
Nguyễn Thị Bán




ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ BÁT THẾ TỔ KHẢO

(ĐỜI THỨ8)

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH –
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Văn Học
Ngày kỵ : 23 – 10 ÂL

Bà Dương Thị Chút
Ngày kỵ : 11 – 11 ÂL


SINH HẠ ĐỜI : Thứ 9
Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Nhâm
1902
Nhâm Dần
2.
Nguyễn Thị Ất
1905
Ất Tỵ
3.
Nguyễn Văn Thân
1908
Mậu Thân: Theo ông Nhiều kể Ông Thân vào P.Thiết làm thợ cưa và thất tích luôn từ đó
4.
Nguyễn Văn Tý
1912
Lập nghiệp ở Phan Thiết, mất và an táng tại đó.
5.
Nguyển Vô Danh


6.
Nguyễn Văn Út…
1914



ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ BÁT THẾ TỔ KHẢO

(ĐỜI THỨ8)

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH –
NHỊ DIỆP

Ông  Nguyễn Văn Triệu
Ngày kỵ :  25 – 10 ÂL

  Phan Thị Nhiễu
Ngày kỵ :  19 – 02 ÂL

SINH HẠ ĐỜI : Thứ 9
Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Vô Danh


2.
Nguyễn Thị Buôn (Bậu)


3.
Nguyễn Thị Bán (Bạn)


4.
Nguyễn Thị Bờ (Bè)

Mất
5.
Nguyển Thị Trao

Mất
6.
Nguyễn Văn Nghiêu

Mất (==)
7.
Nguyễn Văn Mốc (Trực)

Mất
8.
Nguyễn Văn Bĩnh…


9.
Nguyễn Văn Bò

Mất
10.
Nguyễn Văn Tố (Có)…


11.
Nguyễn Thị Công (Diên)

Chồng: ở Triêm Đông
12.
Nguyễn Vô Danh
3 vị
NT Đỗ Bá Quang – Đỗ Thời

ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ BÁT THẾ TỔ KHẢO

(ĐỜI THỨ8)

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH –
TAM DIỆP

Ông Nguyễn Văn Ngôn
Ngày kỵ :  08 - 07

Bà Lê Thị Long
Ngày kỵ :  04 - 01

Mộ táng: Năm 2000, mộ phần Ông - Bà được cháu đời thứ 9, 10
cải táng từ Nghĩa trang Điện Nam đưa về Bảo Tháp ở Triêm Đông,
Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam

SINH HẠ ĐỜI : Thứ 9
Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Cứ


2.
Nguyễn Văn Ngấn…

(Căn)
3.
Nguyễn Văn Mấn


4.
Nguyễn Thị Mé


5.
Nguyễn Thị Tiền


6.
Nguyển Thị Hơn


7.
Nguyễn Thị Hảo


8.
Nguyễn Thị Vinh


9.
Nguyễn Văn Giang




ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ BÁT THẾ TỔ KHẢO
(ĐỜI THỨ8)

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH –
TAM DIỆP

Ông Nguyễn Văn Lam
(1892 – 1952)
Ngày kỵ : Mất ngày 14 – 02 ÂL
Bà Chánh thất Lương Thị Bái
Ngày kỵ :
Bà Thứ thất Võ Thị Lục
(1902 – 1942)
Ngày kỵ : Mất ngày 09 – 09 ÂL

Nguyên quán: xã Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam
Mộ táng: Năm 2000, mộ phần Ông - Bà được cháu đời thứ 9, 10
cải táng từ Nghĩa trang Điện Nam đưa về Bảo Tháp ở Triêm Đông,
Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam

Sinh hạ (Đời thứ 9)
Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Bé

Sinh ở Điện Hồng, ĐBàn
2.
Nguyễn Thị Mùi

Nt
3.
Nguyễn Thị Tam (Khuê)
1926
Nt

4.
Nguyễn Văn Chơn…
1929
Nt
5.
Nguyển Thị Khoai (Cọi)
1931
Nt (Mất năm 1947)
6.
Nguyễn Văn Cho…
1933
Nt. Đã mất
7.
Nguyễn Văn Hay…
1935
Đang ở Tam Kỳ


THUẬT SỰ



Sinh thời, ông Nguyễn Văn Chơn kể rằng, bà mẹ cả Lương Thị Bái người làng Triêm Đông, xã Điện Phương Điện Bàn, Quảng Nam. Còn mẹ hai là bà Võ Thị Lục, ở xã Phú Thọ (nay là xã Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam). Ông – Bà ở cách trở đò giang, duyên cớ nào đến với nhau thì ông không rõ. Chỉ biết hai người gặp nhau kết tóc se duyên rồi đưa nhau lên thôn Đa Hòa, xã Điện Hồng, Điện Bàn, Quảng Nam, sinh sống và sinh hạ được 7 chị em ông.

Người chị thứ 4, của ông Chơn là bà Khuê sinh năm 1926, có chồng ở xã Điện Hồng, sinh 4 con, chồng mất sớm. Sau chiến tranh, đưa gia đình lên sống ở Đắc Tô, Tân Cảnh, đã có 2 người con mất nằm lại đây. Người con thứ 3 là ông Nguyễn Văn Hùng vẫn ở Đắc Tô, Tân Cảnh. Song bà Khuê thì hiện tại đã về Đồng Nai sống với người con thứ 4 là ông Nguyễn Văn Mạnh




ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9
NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH –
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Văn Ống (Ninh)
Ngày kỵ : 10 – 2 ÂL

Bà 1/ Chánh thất Dương Thị Núi (Sơn)
Ngày kỵ : 14 – 7 ÂL


2/ Thứ thất Võ Thị Đây (Tây)
Ngày kỵ : 13 – 10 ÂL




SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Sáo

Mất (Con Bà Núi)
2.
Nguyễn Văn Cưởng…
1907-2003
(Cương) con bà Núi
3.
Nguyễn Văn Cò…
1910-1993
Con bà Đây
4.
Nguyễn Thị Hạt

(Kỵ 6-1) Ng.tôn: Trần Mịn
5.
Nguyễn Văn Phụng
(Dụng)
1913-1966

6.
Nguyễn Thị Loan

Mất
7.
Nguyển Văn Hoan

Mất
8.
Nguyễn Văn Long…
1917-1961
Mất
9.
Nguyễn Văn Thôi

Mất
10.
Nguyễn Văn Lưỡng…
1919

11.
Nguyễn Thị Tranh

Chồng:         
Ngtôn: Nhứt, Tam




12.
Nguyễn Thị Nguyệt
1924
Chồng Võ Lục ở T.Tât - Đ.Phương
Ng tôn:Võ Mẹo, Võ Sư
13.
Nguyễn Thị Nga
1926
Chồng Phạm Châu - Duy Phước - Duy Xuyên
Ng tôn: Phạm Tuấn
14.
Nguyễn Thị Con

Mất
15.
Nguyễn Thị Kiết

Mất
16.
Nguyễn Văn Duyệt

(Diệt) Mất
17.
Nguyễn Thị Bình

Mất


THUẬT SỰ
 
Ông Nguyễn Văn Ống (Đời thứ 9), tục danh là ông Thủ Cường, sinh năm Bính Dần – 1886, mất năm Ất Tỵ - 1965, con trai của Đệ Bát Thế tổ khảo Nguyễn Văn Hộ và bà Nguyễn Thị Dược. Ông là con thứ 3 trong gia đình có 10 anh, chị, em (3 trai, 7 gái).
Năm 20 tuổi, ông lấy vợ là bà Dương Thị Núi sinh 2 người con trai là ông Sáo và ông Cưỡng. Khi ông Cưỡng mới được 1 tuổi thì bà Núi lâm trọng bệnh thọ chung. Hai năm sau, ông tục huyền với bà Võ Thị Đây người làng Câu Lâu Bắc, sinh hạ được 15 người con; duy chỉ còn có được 9 người có gia thất.
Sinh thời ông là người có tính tình hiền hậu, việc gia tộc, gia đình đều chu toàn nên được mọi người trong làng, trong xóm và bà con trong gia tộc mến trọng, nể vì. Ông mất ngày 09/02 năm Ất Tỵ, hưởng thọ 80 tuổi. 
   

ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH –
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Văn Tý
Ngày kỵ :  02 – 1 ÂL

Bà Lê Thị Trọng
Ngày kỵ :  14 – 9 ÂL


SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10
Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Chính
1937
Ở Úc
2.
(Nguyễn Văn Xuân)


3.
Nguyễn Thị Thương
1948-1975
Mất Ng tôn: Minh Thảo, Minh Thùy
4.
Nguyễn Thị Thu Thúy
1956
Chồng Nguyễn Văn Bôn
Ng tôn: Nguyễn Minh Thiên, Đăng Thiên, Ý Thiên/ Số 3- Lý Thường Kiệt - Phan Thiết
2.
Nguyển Xuân Đức
1958



Ghi chú: Ông Tý vào làm ăn ở Phan Thiết trước năm 1945 có vợ và lập nghiệp năm 1961, Mất và an táng tại đây .
Con gái ông là bà Nguyễn Thị Thu Thúy đã tìm về quê năm 1996


ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH –
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Văn Út
Ngày kỵ : 12 – 9 ÂL

Bà Đỗ Thị Bích
Ngày kỵ :



SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Nhiều…

Mất
2.
Nguyễn Văn Đắc…
1937-1970

3.
Nguyễn Văn Dư…
1938-1968

4.
Nguyển Thị Năm…
1947
Chồng Lê Sanh, quê ở Đại Lộc
5.
Nguyễn Văn Rìu…


6.
Nguyễn Văn Chứ

Mất, sinh sống ở T Đông, NT Lê Thuận
7.
Nguyễn Văn Búa…
1951

8.
Nguyễn Văn Vũ…
1954

9.
Nguyễn Văn Hùng...
1956

10.
Nguyễn Thị Vô Danh
1959
Mất


ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9
NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Văn Bỉnh
Ngày kỵ :                   13 – 5 ÂL

Bà Dương Thị Chừng
Ngày kỵ :



SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Chính
1937
Mất
2.
Nguyễn Thị Dinh
1942

3.
Nguyễn Văn Mính (Nhược)
1945

4.
Nguyễn Văn Tần (Dính)
1948
Mất



ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH –
NHỊ DIỆP

Ông Nguyễn Văn Tố
Ngày kỵ :

Bà Phạm Thị Tuy
Ngày kỵ :

SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Rồi…

Mất
2.
Nguyễn Thị Cái

Chồng Dương Tá ở Triêm Đông, Đ phương.

Nguyễn Vô Danh


3.
Nguyển Văn Khái (Tùng)…
1954

4.
Nguyễn Văn Đi…


5.
Nguyễn Văn Đẩu…


6.
Nguyễn Văn Thương…


7.
Nguyễn Thị Em

Mất


Ghi chú:
Ông Tố lúc thiếu thời học chữ Nho ông thầy Bảy
Năm 1971, bị Mỹ bắt ở tù Hội An và Côn Đảo.
Sau giải phóng về làm ở công trường Quyết Thắng, rồi nghỉ hưu


ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH –
TAM DIỆP

Ông Nguyễn Văn Ngấn (Cấn)
Ngày kỵ : 24 – 9 ÂL

Chánh thất Thị TuyLiễu (Liễn)
Ngày kỵ : 12 – 2 ÂL

Thứ thất Nguyễn Thị Toản
Ngày kỵ : 20 – 3 ÂL


SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Nhựt

Chồng ở Triêm Trung
2.
Nguyễn Văn Tư

Mất
3.
Nguyễn Văn Nai (Đê)
1942

4.
Nguyễn Thị Gần

Mất
5.
Nguyễn Thị Hoà



Ghi chú: Phần mộ Ông bà Nguyễn Văn Ngấn được ông Nguyễn Văn Mai cải táng từ Nghĩa trang Điện Nam đưa về Bảo Tháp năm 2009


ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH –
TAM DIỆP


Ông Nguyễn Văn Chơn
(1929 – 2010)
Ngày kỵ :
Bà Vũ Thị Kim Liên
(1938 -         )
Ngày kỵ :
Nguyên quán: Thôn Trà Hạ, xã Hải Thanh,
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Mộ táng: Theo nguyện vọng của ông Chơn, lúc ông tạ thế,
vợ - con đã hỏa táng đưa tro cốt về thờ phụng nơi Bảo Tháp
tại thôn Triêm Đông, Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam


Sinh hạ (Đời thứ 10)

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Thị Thuý Nguyên
1961
Chồng Trần Văn Thái ở Hoà Cường – Đà Nẵng
2.
Nguyễn Thị Thanh Vân
1964
Chồng Nguyễn Viết Vịnh ở Hoà Cường – Đà Nẵng
3.
Nguyễn Thị Xuân Thu
1970
Ngoại tôn Nguyễn Văn Dương
4.
Nguyển Thị Bích Hà
1971
Chồng Châu Bá Hiệp ở Hải Châu – Đà Nẵng


THUẬT SỰ


Ông Nguyễn Văn Chơn là con trai của Đệ Bát Thế tổ khảo Nguyễn Văn Lam, nội tôn của Đệ Thất Thế tổ khảo Nguyễn Văn Tuy; tằng tôn của Đệ Lục Thế tổ khảo Nguyễn Văn Nồi. Ông gọi Đệ Ngũ Thế tổ khảo Nguyễn Văn Chiêu là Cao Tổ khảo.
Ông sinh ra tại thôn Đa Hoà, xã Điện Hồng, Điện Bàn, Quảng Nam. Năm chưa tròn tuổi 18, ông thoát ly gia đình đi theo cách mạng đánh Pháp. Hai mươi tuổi, ông hoạt động trong lực lượng du kích xã Điện Hồng, rồi chuyển lên Đại đội 61, làm Tiểu đội trưởng, sau đó là Trung đội phó.
Đến năm 1954, ông bị thương được đưa ra Bắc điều trị tại Bệnh viện Phú Gia, Hòa Bình. Năm 1959, ông chuyển ngành về công tác tại Khu gang thép Thái Nguyên và được cấp trên chỉ định làm tổ trưởng 30 người về Xưởng 42 ở thủ đô Hà Nội học lắp ráp máy cưa gọt, cửa đẩy, gò hàn. Sau đó, ông được bầu vào Uỷ viên Ban Chấp hành Trưởng Ban Tuyên giáo Công Đoàn Công ty Gang thép Thái Nguyên, thuộc Bộ Công nghiệp Việt Nam lúc bấy giờ.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ ngày càng ác liệt, ông tham gia vào Nam chiến đấu, làm Bí thư Chi bộ Ban Công vận Đặc khu Quảng Đà, Uỷ viên Ban Thường vụ Liên hiệp Công Đoàng Giải phóng Quảng Đà.
Sau năm 1975, ông làm Phó Bí thư Đảng đoàn, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban BHXH Liên hiệp Công Đoàn tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh. Được một thời gian, ông được điều về làm trong Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh QN-ĐN. Đến năm 1989 thì nghỉ hưu.
Thành tích cống hiến của ông được Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng 10 Huân, Huy chương các loại (từ hạng 1 đến hạng 3); tặng Huy hiệu 40-50 năm tuổi Đảng cùng nhiều Huân, Huy chương cao quý khác các các tổ chức Công Đoàn, nước bạn Lào, Mông Cổ…
Cầm súng đi dài theo hai cuộc kháng chiến đánh Pháp, đuổi Mỹ, song trong tâm khảm ông Chơn bao giờ cũng hướng về nguồn cội, dòng tộc Nguyễn Văn – Phú Triêm của mình. Sau ngày đất nước giải phóng, ông là một trong những người tích cực chăm lo công việc gia tộc, thờ cúng, hương khói Tổ Tiên, Ông Bà. Năm 1993, ông tham gia vào Hội Đồng Gia Tộc, làm Tộc Phó, đến lúc ông Nguyễn Văn Bờ - Tộc trưởng, qua đời, ông đã thay ông Bờ giữ chức vụ này, tiếp tục động viên, đôn đốc


con cháu trong gia tộc dời từ đường ở làng Tân Phú, Triêm Đông (Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam), lên xây dựng tại khu vực Gò Sài, cạnh đường lộ nối từ trung tâm xã Điện Phương về Lai Nghi, Hội An, cho khang trang hơn. Chính sự nhiệt tâm của ông cùng với nhiều người con có tâm huyết với gia tộc mà Tộc Nguyễn Văn – Phú Triêm chúng ta đã có được ngôi từ đường bề thế, với tổng giá trị đầu tư gần 80 triệu đồng, được hoàn thành vào cuối năm 1995, khánh thành đầu năm 1996. Từ đó đến nay, con cháu Nội – Ngoại, Dâu – Rể trong Tộc hằng năm Xuân – Thu nhị kỳ về ngôi từ đường này cúng tế, dâng hương Tổ Tiên trong những ngày Lễ, Tiết…
Bên cạnh đó, ông còn chạy đôn đáo khắp nơi xin đất ở Gò Sài (Triêm Đông, Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam), vận động con cháu gom góp tiền của xây dựng ngôi Bảo Tháp để quy tập mộ phần Cha, Ông Bà Nội, Chú, Bác… từ Nghĩa trang xã Điện Nam về đây để tiện việc cúng tế, giữ gìn các phần mộ tránh thất lạc về sau.    
Chuyện đạo hiếu đối với Tổ Tiên, Ông Bà là tâm thành sở nguyện của con cháu, phải biết sống sao cho tròn bổn phận, để khỏi day dứt, hỗ thẹn với lương tâm. Tuy nhiên, có thể nói rằng, ông Chơn cùng vợ ông là bà Vũ Thị Kim Liên và các con gái, rễ, cháu của ông, đã toàn tâm, toàn ý, cùng nhau đóng góp công sức, kể cả tiền của từ việc xây dựng từ đường, đến xây mộ, cúng tế hằng năm, mà không hề đắn đo, suy tính thiệt hơn, mục đích cũng không ngoài việc chung cùng bà con trong gia tộc đoàn kết một lòng để phát triển Tộc Nguyễn Văn ngày thêm thịnh đạt. Ấy cũng là điều mà bà con trong gia tộc đều kính trọng, mến phục…  
Cho nên, dẫu biết rằng, đời người không ai thoát khỏi quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử, song con cháu Nội – Ngoại, Dâu – Rể của Tộc Nguyễn Văn – Phú Triêm, ai nấy cũng đều đau xót, bi thương vô hạn khi ông lâm trọng bệnh qua đời năm 2010. Tấm gương trung hiếu vẹn toàn của ông mãi mãi cho con cháu đời sau học tập noi theo.      
Về phần bà Vũ Thị Kim Liên, vợ ông Chơn, cũng là người phụ nữ đảm đang, hiền thục. Bà không chỉ lo chu toàn công việc trong gia đình, giữ trọn đạo thủy chung chồng vợ, tần tảo làm ăn cùng chồng nuôi dạy con cái thành đạt, mà còn biết quan tâm đến mọi việc trong gia tộc, từ cúng tế, giỗ chạp đến xây dựng nhà thờ, mồ mã…
Bà sinh năm 1938, tại thôn Trà Hạ, xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thân phụ của bà là ông Vũ Ngọc Nhụ, còn thân mẫu là bà Vũ Thị Tý. Năm 1952 bà thoát ly gia đình tham gia cách mạng. Năm 1960, làm công nhân, tổ trưởng tổ sản xuất xưởng gỗ, xưởng vận chuyển đường sắt, thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên, sau đó làm cán bộ phòng tài
vụ. Bà kết hôn với ông Chơn tháng 12-1960.

Sau giải phóng năm 1975, bà chuyển công tác về làm cán bộ phòng kế toán tài vụ Công ty Du lịch QN-ĐN, giữ chức vụ Cửa hàng trưởng, Phó Giám đốc Khách sạn Phương Đông, Giám đốc Khách sạn Thu Bồn, thuộc Công ty Du lịch QN-ĐN đến năm 1991 thì nghỉ hưu. Thành tích đóng góp cho cách mạng của bà cũng được Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng 2, cùng nhiều Huy chương cao quý khác, được Tổng cục Du lịch, các cơ quan, đoàn thể xã hội tặng nhiều bằng khen, giấy khen…
Kết hôn với ông Chơn, bà sanh hạ được 4 người con gái. Các con đã có chồng, sinh con. Đáng biểu dương và ghi nhận là các con gái Ông – Bà và 4 người con rễ (gồm: Bà Nguyễn Thị Thúy Nguyên, chồng là Trần Quang Thái; Nguyễn Thị Thanh Vân, chồng là Vũ Viết Vinh; Nguyễn Thị Xuân Thu, có chồng là Nguyễn Văn Thái và Nguyễn Thị Bích Hà, có chồng là Châu Bá Hiệp ) đều noi gương cha, mẹ giữ trọn câu đạo hiếu với Tổ Tiên, Ông Bà; luôn nhiệt tình tham gia các công việc của gia tộc, thường niên ngày tế tự, giỗ chạp, Lễ, Tết cũng về từ đường gia tộc cúng tế, dâng hương… Đây cũng những tấm gương sáng để con cháu trong gia tộc suy ngẫm mà phấn đấu vươn lên sao cho xứng đáng với công ơn nuôi dưỡng, dạy dỗ của bậc sinh thành, xứng đáng là cháu con của Tổ Tiên, Ông Bà các đời trước.  



Đời Thứ 9

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH –
TAM DIỆP

Ông    Nguyễn Văn Cho
Ngày kỵ :

   Chánh thất Huỳnh Thị Nhồng
Ngày kỵ :


   Thứ thất Trương Thị Mỹ (Lan)
Ngày kỵ :
ĐỆ CỬU THẾ
SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Lộc…
1956

2.
Nguyễn Thị An


3.
Nguyễn Văn Sơn…
1964

4.
Nguyễn Văn Dũng…
1966

5.
Nguyễn Văn Phước

Con Bà Mỹ đi khai thác vàng bị mất tích
6.
Nguyễn Văn Tân…
1968

7.
Nguyễn Thị Hải


8.
Nguyễn Văn Tiến
1968
Mất – con bà Mỹ
9.
Nguyễn Văn Nhi

Mất – con bà Mỹ


THUẬT SỰ


Ông Nguyễn Văn Cho cha mẹ mất sớm, nên lớn lên ông lưu lạc về Hội An sinh sống.
Năm 1956 ông bị quân đội VNCH bắt lính. Ông mất năm 1969.
Phần mộ của ông được ông Nguyễn Văn Chơn và các con cải táng từ Nghĩa trang Điện Nam đưa về Bảo Tháp ở Triêm Đông, Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam vào năm 2000



ĐỆ CỬU THẾ
Đời Thứ 9

NHỊ TÔN – TAM PHÁI – TAM CHI – NHẤT NHÁNH
TAM DIỆP

Ông   Nguyễn Văn Hay (Lê Văn Hay)
Ngày kỵ :

  Chánh thất La Thị Thám
Ngày kỵ :
  Thứ thất Nguyễn Thị Lâm
Ngày kỵ :

SINH HẠ ĐỜI : Thứ 10

Số TT
Húy Danh
Năm sinh
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Thanh
1961
Con bàn Thám
2.
Nguyễn Thị Hồng
1963
Con bà Thám
3.
Nguyễn Văn Mạnh
1969
Con bà Lâm
4.
Nguyễn Thị Đa


5.
Nguyễn Thanh Hà
1972

6.
Nguyễn Thị Thuận
1974
Chồng Lê Văn Quýt ở Tam Đàn – Tam Kỳ - Quảng Nam
7.
Nguyễn Thanh Châu
1976

8.
Nguyễn Thanh Tuấn
1977

9.
Nguyễn Văn Anh
1978


       Ghi chú: Cha mẹ mất sớm, công Cho lưu lạc vào Tam Kỳ sinh sống, lấy họ Lê, sau năm 2008 mới làm thủ tục đổi họ Nguyễn. Các con ông bà cùng lập nghiệp ở Tam Đàn – TP.Tam Kỳ - Quảng Nam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates | Macys Printable Coupons