Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Đời thứ nhất đến đời thứ ba

ĐỨC THÁI THỦY TRIỆU TỔ

THÁI TỂ, ĐỊNH QUỐC CÔNG
NGUYỄN BẶC
(924 – 979)
VUA KHẢI ĐỊNH SẮC PHONG NGÀI LÀ HỘ QUỐC TƯỚNG CÔNG TRÁC VÕ THƯỢNG ĐẲNG PHÚC THẦN


Thái Thủy triệu tổ Thái tể, Định Quốc công Nguyễn Bặc, quê ở sách Bồng, thôn Đại Hữu, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Thân phụ của Ngài là Ngài Nguyễn Thước, bộ tướng của Dương Đình Nghệ (triều Nam Hán cho làm An Nam Tiết độ sứ từ năm 931 đến năm 937) và của Ngô Quyền (939-944). Thuở nhỏ, Ngài kết nghĩa huynh đệ với Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Điền, Trịnh TúLưu Cơ. Khi nhà Ngô suy vong, Ngài cùng Đinh Điền, Trịnh TúLưu Cơ, cùng hai người anh Nguyễn BồNguyễn Phục, theo Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ ở Hoa Lư. Năm 965, khi Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn tử trận, loạn 12 sứ quân nổi lên quấy phá, Ngài đã cùng các bộ tướng của Đinh Bộ Lĩnh đem quân đánh dẹp, lập nên nhiều công trạng. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua (Hoàng Đế Đinh Tiên Hoàng), Ngài được phong làm Định Quốc công, trông coi việc nội chính. Trong suốt thời kỳ từ năm 971 cho đến năm 979, Ngài làm tể tướng, Đinh Điền làm ngoại giáp, Trịnh Tú làm sứ quan và Lưu Cơ làm đô hộ phủ sĩ sứ, trở thành “tứ trụ” của triều đại nhà Đinh.

Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị sát hại, Ngài cùng các đại thần tôn phò con nhỏ của vua Đinh là Vệ Vương Đinh Toàn lên ngôi, tức là Đinh Phế Đế. Mẹ Phế Đế là Dương Vân Nga trở thành Thái hậu. Tuy nhiên, sau đó Thái hậu  Dương Vân Nga cho Lê Hoàn làm Phó vương, nắm quyền chỉ huy quân đội, chuyên quyền, tự do ra vào cung cấm. Là bậc tôi trung, Ngài phối hợp cùng với Đinh Điền, Phạm Hạp khởi binh, chia hai đường thủy bộ cùng tiến đánh Lê Hoàn. Ngài và Đinh Điền kéo quân từ châu Ái (nay thuộc Thanh Hoá), định kéo thẳng đến kinh đô, song mưu sự bất thành, Đinh Điền bị chết tại trận, còn Ngài bị Lê Hoàn bắt đưa về kinh đô rồi giết hại. Ngài mất năm 56 tuổi, cùng sinh một năm và chết một năm với Vua Đinh Tiên Hoàng.

Năm Đinh Dậu - 1917, Ngài được vua Khải Định sắc phong là Hộ Quốc Tướng Công Trác Võ Thượng Đẳng Phúc Thần.
                                                           -------------
TIỀN TỨ THÂN CỦA ĐỨC THỦY TỔ

CAO TỔ KHẢO TÔN LINH
CAO TỔ TỈ TÔN NƯƠNG

TẰNG TỔ KHẢO TÔN LINH
TẰNG TỔ TỈ TÔN NƯƠNG

HIỂN TỔ KHẢO TÔN LINH
HIỂN TỔ TỈ TÔN NƯƠNG

HIỂN KHẢO TÔN LINH
HIỂN TỈ TÔN NƯƠNG


Ghi chú: Trong cuốn phả hệ đã được ông Nguyễn Văn Dinh (còn gọi là ông Đề) – Đời thứ 9, dịch ra chữ Quốc Ngữ lưu truyền đến ông Nguyễn Dệ - Đời thứ 10, hiện đang cất giữ, có ghi đời trước của Đức Thủy tổ Nguyễn Văn Phú, gồm:

CAO ĐỢI
TỔ BÁ – TỔ THÚC
KHẢO TỈ LIỆT VỊ
(Xuân Thu hội tế)

*

CAO ĐỢI
TỔ CÔ
NGUYỄN THỊ LINH CHI VỊ
(Kỵ: Ngày 17-7 âm lịch)
____________________________

ĐỨC THỦY TỔ
ĐỆ NHẤT THẾ TỔ KHẢO

(ĐỜI THỨ NHẤT)

Khảo:   NGUYỄN VĂN PHÚ
(Kỵ: Ngày 21 – 10 Âm lịch)

Tỷ: NGUYỄN THỊ PHÚ
(Kỵ: Ngày 11-11 Âm lịch)

Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam,
Điện Bàn, Quảng Nam

Sanh hạ:

1/  Đệ Nhị Thế Tổ khảo NGUYỄN VĂN CÔNG
2/  Đệ Nhị Thế Tổ khảo NGUYỄN VĂN ĐỨC


THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP

Đức Thủy Tổ Nguyễn Văn Phú là dòng dõi của Thái Thủy Triệu tổ - Thái tể, Định Quốc Công Nguyễn Bặc, một công thần Nhà Đinh. Ngài ra đời vào những năm đầu thời vua Lê Hy Tông (1675 – 1705), tại xã Nguyệt Viên, tổng Từ Quang, huyện Hoằng Hóa, trấn Thanh Hoa (Nay là làng Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Đây là thời kỳ được đánh giá thịnh trị nhất giai đoạn Lê Trung Hưng. Bởi vì, lúc này, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã chấm dứt, công việc chính sự triều đình do Chúa Trịnh Tạc, sau đó là Trịnh Căn đảm nhận, tập trung xây dựng Bắc Hà, làm cho tình hình Đàng Ngoài khá ổn định, đời sống nhân dân được an cư lạc nghiệp.
Ngài là con của một gia đình danh gia vọng tộc, thân phụ  học rộng, cao minh về y thuật, nên Ngài đã nối dõi nghiệp cha học nghề làm thuốc cứu người. Sinh ra và lớn lên trong thời thái bình, thịnh trị, Ngài đã có thêm điều kiện để học hành, chuyên tâm về y dược và cuối cùng trở thành một thầy thuốc danh tiếng, một đại quan của Nhà Hậu Lê - Vua Lê Dụ Tông (1705 – 1729), được nhà vua sắc chuẩn làm việc ở Tả Giám Đường.


Về sau chúa Trịnh Giang lộng hành, bức hiếp các vua Lê, nên cùng với bao trung thần khác trong triều lúc bấy giờ, Ngài đã rời chốn quan trường về lại quê nhà, rồi sau đó những năm đầu niên hiệu Long Đức,  thời vua Lê Thuần Tông (1732-1735), Ngài đưa vợ, con vào Mông Lãnh, Quảng Nam (Nay là xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam), khai ấp lập làng sinh sống. Thời vua Lê Dụ Tông, Ngài lãnh chỉ theo sứ giả vào Đàng Trong bang giao (hoặc lúc Lê Duy Mật, Lê Duy Diêu và Lê Duy Chúc làm binh biến diệt họ Trịnh ở kinh thành không thành, trốn về Thanh Hóa, Ngài đã có mặt trong đoàn sứ giả vào thương lượng với Chúa Nguyễn để xin mở cửa biên giới để hợp lực đánh Trịnh).
Việc Ngài đưa vợ, con rời quê hương Nguyệt Viên (Thanh Hóa) vào Nam sinh cơ lập nghiệp, có thể còn do sự tác động từ mối quan hệ bà con thân tộc với các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong. Bởi vì, các chúa Nguyễn đều phát tích từ đất Gia Miêu, Tống Sơn, Thanh Hóa, cũng đều là hậu duệ của Ngài Thái tể, Định Quốc Công Nguyễn Bặc.
Định cư ở xã Mông Lãnh vào thời Ninh vương Nguyễn Phúc Chú (1725-1738), Ngài cùng vợ, con và những vị tiền hiền của các dòng tộc khác khai khẩn đất hoang lập nên làng, nên xóm; sinh sống được hơn ba mươi năm thì mất và được an táng tại đây.
Đến đời cháu nội của Ngài (các vị Tổ đời thứ 3: Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Biên, Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Định, Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Để, Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Hết),  dời nhà, đưa gia đình về miền đất hạ du sông Thu Bồn, cùng các dòng tộc: Dương, Lê, Đinh, Nguyễn, Trương, Đỗ, Đặng khai khẩn đất hoang lập nên xã Phú Triêm, huyện Diên Khánh, phủ Thăng Hoa (Nay là xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
Cho mãi đến ngày mùng 02 tháng 07 năm Tân Tỵ - 1821 (Minh Mạng nhị niên), Đời thứ 4, Đời thứ 5, Đời thứ 5 đã dời phần mộ của vợ chồng Ngài, cùng phần mộ của các con Ngài (Đệ Nhị Thế tổ khảo Nguyễn Văn Công và Đệ Nhị Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Đức)… về cải táng tại Tân Phú, Phú Triêm (Nay là thôn Triêm Đông, xã Điện Phương).
Năm 1977, thực hiện chỉ đạo của một số người có trách nhiệm trong chính quyền huyện Điện Bàn, dời mồ mả để lấy đất sản xuất, chính quyền xã Điện Phương đã buộc các dòng tộc chôn cất mồ mã trên địa bàn phải di dời ra trảng cát xã Điện Nam, Điện Bàn (Nay là Nghĩa trang xã Điện Nam). Theo đó, huyền tôn đời thứ 9, đời thứ 10 và đời thứ 11 đã dời mộ Ngài ra chôn cất tại Nghĩa trang xã Điện Nam; năm 1980 dựng nhà bia và đến năm 2008, trùng tu xây mộ dựng lại bia đá, văn bia dịch ra chứ Quốc Ngữ cho con cháu trong dòng tộc đều biết để hương khói, giữ gìn…  

(((OOO)))
ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ NHỊ THẾ TỔ KHẢO

(ĐỜI THỨ NHÌ)

Khảo: NGUYỄN VĂN CÔNG
(Kỵ: _____ )

Tỷ: NGUYỄN Ý ĐỨC
(Kỵ: _____ )

Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam,
Điện Bàn, Quảng Nam

Sanh hạ:

1/  Đệ Tam Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN BIÊN
  2/  Đệ Tam Thế Tổ khảo NGUYỄN VĂN ĐỊNH

THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP

Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Công là con trai cả của Đức Thủy Tổ. Ngài sinh ra thời vua Lê Dụ Tông (1705-1729), tại xã Nguyệt Viên, tổng Từ Quang, huyện Hoằng Hóa, trấn Thanh Hoa (Nay là làng Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Thuở thiếu thời, Ngài đã theo cha, mẹ di cư vào Nam, làm ăn, sinh sống tại xã Mông Lãnh, phủ Thăng Hoa, dinh Quảng Nam (Nay là xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam). Xét về khía cạnh mở đất, lập làng Mông Lãnh thì Ngài cũng là bậc tiền hiền của làng Mông Lãnh. Ngài mất vào thời chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) đang còn ở ngôi xứ Đàng Trong và được an táng tại làng Mông Lãnh. Sau đó, các con của Ngài cùng các con ruột của người em trai Ngài là Đệ Nhị Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Đức, đã dời nhà về khai khẩn đất hoang miền hạ du sông Thu Bồn, đoạn giữa dinh trấn Thanh Chiêm và cảng thị Hội An, cùng các dòng tộc khác lập nên làng Phú Triêm và cũng đã dời mộ Ngài về đây cải táng vào ngày 02 tháng 07 năm Tân Tỵ - 1821. Năm 1977, mộ Ngài một lần nữa được di dời ra Nghĩa trang xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, Quảng Nam.
                                          _____________________ 

ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ NHỊ THẾ TỔ KHẢO

(ĐỜI THỨ NHÌ)

Khảo: NGUYỄN VĂN ĐỨC
(Kỵ:  Ngày 13-12 Âm lịch)

Tỷ: MAI THỊ VẺ
(Kỵ:  Ngày 02-07 Âm lịch)

Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam,
Điện Bàn, Quảng Nam

Sanh hạ:

1/  Đệ Tam Thế Tổ khảo NGUYỄN VĂN ĐỂ
2/  Đệ Tam Thế Tổ khảo NGUYỄN VĂN HẾT
3/  Đệ Tam Thế Tổ khảo NGUYỄN VĂN THÔNG
4/  Bà: Nguyễn Thị Điểm  (Kỵ ngày 10-04 ÂL)
5/  Bà: Nguyễn Thị Ruồi   (Kỵ ngày 14-01 ÂL)
6/  Bà: Nguyễn Thị Mạch  (Kỵ ngày 15-04 ÂL)

THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP
   
Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Đức là con trai thứ của Đức Thủy Tổ. Ngài sinh ra thời vua Lê Dụ Tông (1705-1729), tại xã Nguyệt Viên, tổng Từ Quang, huyện Hoằng Hóa, trấn Thanh Hoa (Nay là làng Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Thuở thiếu thời, Ngài đã theo cha, mẹ di cư vào Nam, làm ăn, sinh sống tại xã Mông Lãnh, phủ Thăng Hoa, dinh Quảng Nam (Nay là xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam). Ngài đã cùng cha, mẹ bỏ công sức khai khẩn đất hoang, cùng các dòng tộc khác về đây lập làng Mông Lãnh, nên Ngài cũng là bậc tiền hiền của ngôi làng này. Ngài mất vào thời chúa Định vương NguyễnPhúc Thuần (1765-1777) đang còn ở ngôi xứ Đàng Trong và được an táng tại làng Mông Lãnh. 
Về sau, các con của Ngài cùng các con ruột của người anh trai Ngài là Đệ Nhị Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Công, đã dời nhà về khai khẩn đất hoang miền hạ du sông Thu Bồn, đoạn giữa dinh trấn Thanh Chiêm và cảng thị Hội An, cùng các dòng tộc Dương, Lê, Nguyễn, Đinh, Trương, Đỗ, Đặng lập nên làng Phú Triêm và cũng đã dời mộ Ngài từ Mông Lãnh về cải táng tại làng Phú Triêm vào ngày 02 tháng 07 năm Tân Tỵ - 1821 (Minh Mạng nhị niên).
Năm 1977, chủ trương của chính quyền xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, buộc các dòng tộc phải di dời mồ mả ra chôn cất ở vùng cát xã Điện Nam (Điện Bàn) để lấy đất sản xuất, mộ Ngài một lần nữa được di dời ra Nghĩa trang xã Điện Nam.

Ghi chú:
     Theo khảo cứu của anh Nguyễn Ngọc Anh (Đời thứ 11) khi biên soạn lại Gia phả bằng chữ Quốc Ngữ, Đệ Tam Thế tổ khảo Nguyễn Văn Thông, tên được ghi trong các quyển Phổ hệ mà Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Nguyên (Đời thứ 8), ông Nguyễn Văn Dinh (Đời thứ 9) sao chép giữ lại, vị trí tên ghi không thống nhất, nên nghi ngờ được ghi thêm vào sau này. Khả năng việc ghi thêm tên là để nhận phần đất vô thừa tự trong dịp kiến điền ở trong xã   

 
(((OOO)))
 
ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ TAM THẾ TỔ KHẢO

(ĐỜI THỨ BA)
(Ngành Trưởng tử - Nhất tôn)

Khảo: NGUYỄN VĂN BIÊN
(Kỵ:  ______  Âm lịch)

Tỷ:  (Các quyển Phổ hệ đều không ghi lại)
(Kỵ:  ______ Âm lịch)

Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam,
Điện Bàn, Quảng Nam

Sanh hạ:

1/  Đệ Tứ Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN TIẾT
2/  Đệ Tứ Thế Tổ khảo NGUYỄN VĂN QUỲNH


THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP

Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Biên sinh ra tại xã Mông Lãnh, phủ Thăng Hoa, dinh Quảng Nam, vào thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), Ngài là con trai cả của Đệ Nhị Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Công, cháu nội Đức Thủy tổ. Vào thời chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777), ở ngôi xứ Đàng Trong, Ngài cùng với em ruột là Đệ Tam Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Định và các con của Đệ Nhị Thế tổ khảo Nguyễn Văn Đức đã dời nhà từ Mông Lãnh về khai khẩn đất hoang miền hạ du sông Thu Bồn, cùng các dòng tộc khác lập nên làng Phú Triêm và mất tại đây. Năm 1977, chủ trương của chính quyền địa phương buộc các dòng tộc phải di dời mồ mả để lấy đất sản xuất, mộ Ngài được di dời ra cải táng tại Nghĩa trang xã Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam
Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Biên là vị Tổ Phái Nhất (Nhất tôn – Nhất phái). Tuy nhiên, đến đời Đệ Tứ Thế tổ khảo Nguyễn Văn Tiết và Đệ Tứ Thế tổ khảo Nguyễn Văn Quỳnh không thấy Phổ hệ ghi các đời nối tiếp.
                                  _____________________________
ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ TAM THẾ TỔ KHẢO

(ĐỜI THỨ BA)
(Ngành Trưởng tử - Nhất tôn)

Khảo: NGUYỄN VĂN ĐỊNH
(Kỵ:  ______  Âm lịch)

Tỷ:  (Các quyển Phổ hệ đều không ghi lại)
(Kỵ:  ______ Âm lịch)

Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam,
Điện Bàn, Quảng Nam

Sanh hạ:

1/  Đệ Tứ Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN ĐÀM


THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP

Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Định sinh ra tại xã Mông Lãnh, phủ Thăng Hoa, dinh Quảng Nam, vào thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), Ngài là con trai cả của Đệ Nhị Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Công, cháu nội Đức Thủy tổ.    
Ngài mất tại xã Mông Lãnh, năm Minh Mạng nhị niên (1821), phần mộ của  Ngài được các Tổ đời thứ 4, đời thứ 5 dời về cải táng tại Phú Triêm. Năm 1977, chủ trương của chính quyền địa phương buộc các dòng tộc phải di dời mồ mả để lấy đất sản xuất, mộ Ngài được di dời ra cải táng tại Nghĩa trang xã Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam
Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Định là vị Tổ Phái Nhất (Nhất tôn – Nhất phái). Tuy nhiên ngành Trưởng tử đến đời Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Định không thấy ghi chép phần sinh hạ các đời nối tiếp trong các quyển Phổ hệ cổ. Do thất lạc hay tuyệt tự thì chưa xác minh được 
                     ______________________
ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ TAM THẾ TỔ KHẢO

(ĐỜI THỨ BA)
(Ngành Thứ tử - Nhất tôn)

Khảo: NGUYỄN VĂN ĐỂ
(Kỵ:  Ngày 12-11 Âm lịch)

Tỷ:  (Các quyển Phổ hệ đều không ghi lại)
(Kỵ:  ______ Âm lịch)

Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam,
Điện Bàn, Quảng Nam

Sanh hạ:

               1/  Đệ Tứ Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN THÀNH
                                                     (Còn gọi là HÀNH)
               2/  Đệ Tứ Thế Tổ khảo NGUYỄN VĂN BÌNH
               3/  Đệ Tứ Thế Tổ khảo NGUYỄN VĂN THOẠI
                                  (Còn gọi là ĐOAN)




 Ghi chú: Quyển Phổ hệ do ông Nguyễn Văn Dinh - Đời thứ 9,
viết bằng chữ Quốc Ngữ ghi Đệ Tam Thế tổ khảo là NGUYỄN Ý ĐỨC. Còn Đệ Tứ Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN THOẠI ghi tên là NGUYỄN VĂN THỌI
THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP


Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Để sinh ra tại xã Mông Lãnh, phủ Thăng Hoa, dinh Quảng Nam, vào thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765).
Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Để là con trai cả của Đệ Nhị Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Đức, cháu nội Đức Thủy tổ.

Vào thời chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777), ở ngôi xứ Đàng Trong, Ngài cùng với em ruột là Đệ Tam Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Hết và các con của bác ruột (Đệ Nhị Thế tổ khảo Nguyễn Văn Công) đã dời nhà từ Mông Lãnh về khai khẩn đất hoang miền hạ du sông Thu Bồn, cùng các dòng tộc khác lập nên làng Phú Triêm và mất tại đây.

Ngài một trong số những vị tiền hiền của làng Phú Triêm.
  
Năm 1977, chủ trương của chính quyền địa phương buộc các dòng tộc phải di dời mồ mả để lấy đất sản xuất, mộ Ngài được di dời ra cải táng tại Nghĩa trang xã Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam

Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Để là vị Tổ của Nhất Tôn – Nhất Phái 
 
(((OOO)))

ĐỨC TỔ KHẢO
ĐỆ TAM THẾ TỔ KHẢO

(ĐỜI THỨ BA)
(Ngành Thứ tử - Nhị tôn)

Khảo: NGUYỄN VĂN HẾT
(Kỵ:  Ngày 14-02 Âm lịch)

Tỷ:  PHẠM THỊ LẠI
(Kỵ:  Ngày 05-02 Âm lịch)

Mộ táng: Tại Nghĩa trang xã Điện Nam,
Điện Bàn, Quảng Nam

Sanh hạ:

               1/  Đệ Tứ Thế tổ khảo NGUYỄN VĂN HẬU
               2/  Đệ Tứ Thế Tổ khảo NGUYỄN VĂN NHU
               3/  Đệ Tứ Thế Tổ khảo NGUYỄN VĂN HOÀ
                                 
4/ Bà: Nguyễn Thị Thủ
(Kỵ: ngày 12-6 Âm lịch. Bà Thủ sanh được 3 người con,
đó là ngoại tôn: Lê Chỉ Hồi, Lê Chỉ Hy và Lê Chỉ Thính)

5/ Bà: Nguyễn Thị Diêu
(Kỵ: ngày 14-11 Âm lịch. Bà Diêu sanh được 3 người con,
đó là ngoại tôn: Trương Kim Tự, Trương Kim Ý,
Trương Kim Thanh)

6/ Bà: Nguyễn Thị Khôi
(Kỵ: ngày 15-2 Âm lịch. Bà Khôi sanh được 1 người con gái,
đó là ngoại tôn: Phạm Thị Thảo)
7/  Bà: Nguyễn Thị Sỹ
(Kỵ: ngày 07-10 Âm lịch. Bà Sỹ sanh được 2 người con,
đó là ngoại tôn: Nguyễn Công Chân và Nguyễn Công Trường) 


·        Ghi chú:
Về phần 4 người con gái của Đệ Tam Thế Tổ Nguyễn Văn Hết sanh hạ ngoại tôn, chúng tôi chép theo quyển Phổ hệ chữ Quốc Ngữ của ông Nguyễn Văn Dinh (Còn gọi ông Đề) – Đời thứ 9, dịch từ các quyển Phổ hệ chữ Hán. 



THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP

   
Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Hết sinh ra tại xã Mông Lãnh, phủ Thăng Hoa, dinh Quảng Nam, vào thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), Ngài là con trai cả của Đệ Nhị Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Đức, cháu nội Đức Thủy tổ.
Thời chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777), ở ngôi xứ Đàng Trong, Ngài cùng với anh cả là Đệ Tam Thế Tổ khảo Nguyễn Văn Để và các con của bác ruột (Đệ Nhị Thế tổ khảo Nguyễn Văn Công) đã dời nhà từ Mông Lãnh về khai khẩn đất hoang miền hạ du sông Thu Bồn, cùng các dòng tộc khác lập nên làng Phú Triêm và mất tại đây.
Ngài một trong số những vị tiền hiền của làng Phú Triêm.
Năm 1977, chủ trương của chính quyền địa phương buộc các dòng tộc phải di dời mồ mả để lấy đất sản xuất, mộ Ngài được di dời ra cải táng tại Nghĩa trang xã Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam
Đức Tổ khảo Nguyễn Văn Hết là vị Tổ của Nhị Tôn – Nhất Phái, Nhị Tôn – Nhị Phái và Nhị Tôn – Tam Phái

(((OOO)))
BẢN VĂN THUẬT SỰ VỀ NGUỒN GỐC,
XUẤT XỨ VÀ QUÁ TRÌNH LẬP NGHIỆP CỦA
ĐỨC THỦY TỔ & CÁC VỊ TỔ ĐỜI THỨ 2, ĐỜI THỨ 3

1/ Bản phiên âm từ chữ Hán

Phú Triêm xã, Trung Nam Nguyễn Tộc gia phổ minh tự
Cái văn phong vân sương lộ, hà giả phi thiên tất giả ? Giang Hán nguyên tiền hà giả phi địa ? Thị cố ấm hà đương tư nguyên ? Vi nhân thùy vô tổ ? Nãi cổ nhân thường niêm vọng; nhi hưng tư vọng nhỉ cận lai tư nãi hồi tư khủng hậu thế, viễn nhơn yên tích nan truyền, dẫn dĩ trí tường trần lưu chi thế duệ, dư đẳng chi.
Tứ thế tổ, hiển tổ khảo khâm môn, tiên triều sắc chuẩn Tả Giám đường, tổ tinh hiên kỳ chi thuật, thự lãnh Ngự y, thường dĩ cẩn thận, tự cư thị tôn giáo tử y tích dư chi
Hiển tổ vi xuất Thanh Ba trấn, Hoằng Hóa huyện, Từ Quang tổng, Nguyệt Viên xã chi tiềm tông, phụng chỉ hộ tùng Lê triều Dụ Tông Hoàng đế kinh hạnh Nam thiên. Dư tổ nãi trạch địa phú Quảng Nam dinh, Thăng Ba phủ, Mông Lãnh xã
Lữ thứ tam thập dư niên, vu thứ tư nhi dư chi. Hiển tổ, Bá, Thúc, Phụ, Huynh từ trần ư thị. Dư Tổ nãi, tương đắc nhàn điền, khuyếch địa du Diên Khánh huyện, tọa lạc Phú Triêm xã, chi bình nguyên lữ thứ.
Dư nãi củ, đồng chư huynh đệ, tử tôn cập đệ tề để giai dữ Phú Triêm tiền hiền Dương, Lê công, Nguyễn, Đinh, Trương, Đỗ, Đặng chư tướng công, chí tử tôn thi công khai bồi tùy nghi khẩn trị điền đề cung canh thực lực.   
Chí Cảnh Hưng niên giang, đồng thời kê khai đơn thân vọng khẩn, khống Trường Giang nhi lập giới, thùy mặc bộ dĩ mính danh, đãi vu hậu nhơn kỳ công đức điệt vi mậu hỉ.
  Lịch chi tự dư Hiển tổ quí ly tổ địa, kinh truyền tứ thế ngật kim Quốc chủ Gia Long nhị niên, cọng kế lịch thất thập niên:
“Lịch kê tự Bắc, hộ tùng Nam thiên, Cảnh Trị nhị niên, kế Cảnh Hưng tứ thập nhất niên, Nguyễn triều dụng binh chi tức vị, nhị thập thất niên.
Vu tư hỉ hiện, kim hương hiền gia hoạn đợi, hữu kỳ nhơn phi hữu bằng tạ điển tắc, nhi năng đắc nhược hồ. Như thử giả bổn hoành lãnh chi uyên nguyên, tự bắc nhất đái, du tồn Phú Triêm chi thiên địa, trường xuân thiên thu như tại.
Vu thị như nãi, cung tựu tôn tước đài Cẩm Hải, tiền cầu văn lược tự, gia phổ căn nguyên, dĩ thùy hậu lai, thứ kỹ hữu sở truyền lưu minh tự.
Gia Long nhị niên, ngũ ngoạt sơ ngũ nhật.
Cẩm Hải ấm tử, Thứ Trai, Nguyễn Quảng Thúc, thủ soạn.
Tứ Thế tôn Nguyễn Văn Chiêu bái tự.
Tạm dịch:
Ghi chép về gia phả tộc Nguyễn Văn ở xã Phú Triêm, Trung Nam
Bởi nghe, gió, mây, sương, móc há chẳng do trời sinh ra ? Nước sông, nguồn suối há chẳng do đất sinh ra sao ? Uống nước phải nhớ nguồn, làm người ai chẳng có tổ tiên ? Ấy là điều người xưa thường lo nghĩ. Ta vốn thường lo sợ rằng, dấu vết của Tiền nhân ngày càng mờ mịt, khó lưu truyền lại, nên mới dùng cái vốn hiểu biết của mình tường thuật trong gia phổ để con cháu trong bổn tộc ngày sau được rõ.
Vị tổ 4 đời trước, được hồng ân của triều vua trước, sắc phong làm ở Tả Giám đường, Ngự y, tinh thông nghề thuốc, tính thường cẩn thận, giáo huấn con cái theo nền nếp gia phong.
Tổ xuất thân từ làng Nguyệt Viên, tổng Từ Quang, huyện Hoằng Hóa, trấn Thanh Ba. Phụng mệnh hộ tùng theo Dụ Tông Hoàng đế đi kinh lý vào Nam. Sau đó, Tổ chọn đất lành lập nghiệp, cư trú tại xã Mông Lãnh, phủ Thăng Ba, dinh Quảng Nam.
Thời gian cư trú tại đó hơn 30 năm, Tổ và các Bác, Chú, Cha, Anh đều từ trần. Các vị Tổ còn lại bèn đi tìm đất tốt để làm ăn, sinh sống, lập nghiệp cho phát đạt hơn.  Từ đó, mới di cư về xã Phú Triêm, huyện Diên Khánh. Sau khi đến vùng đất mới, anh em, con cháu trong tộc ta cùng hợp sức với các vị tiền hiền dòng tộc khác, như: Dương, Lê, Nguyễn, Đinh, Trương, Đỗ, Đặng ra sức khai khẩn đất hoang thành ruộng đất để canh tác
Mãi đến đời Cảnh Hưng thì làm sổ bộ, đồng thời xin chế ngự sông Trường Giang lập nên địa phận, dựng bia đá, tạo ra ranh giới của xã để lưu lại cho hậu thế công đức tốt đẹp đáng mừng này.
Lịch ghi từ khi Hiển Tổ lìa xa đất tổ, truyền lại cho đến nay đã được 4 đời. Tính đến niên hiệu vua Gia Long năm thứ 2 (1803), cọng kế lịch liên tiếp nhau được 70 năm. Lịch kê như sau:        
Từ Bắc vào Nam gồm 2 năm Cảnh Trị, tiếp đến Cảnh Hưng 41 năm, tiếp theo Nhà Nguyễn từ khi động binh cho tới khi tức Vị thống nhất đất nước lên làm vua 27 năm. Tổng cộng là 70 năm. Từ ấy cho đến nay, trong gia tộc chúng ta, đời nào cũng có người ra làm quan, làm việc đóng góp phần công ích xây dựng quê hương, xã hội. Nếu không có được một nề nếp gia phong sẵn có, thì làm sao có được một gia tộc lớn như vậy ? Gia tộc ta , vốn tựa như có cái gốc từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc lan mãi tận xã Phú Chiêm, phát triển và tồn tại chung với đất trời như mùa xuân bất tận.
Để lưu lại cho con cháu ngày sau được rõ, ta đến nhờ Cẩm Hải Tiên sinh dùng lời văn ghi chép đại lược về nguồn gốc gia phổ cho rõ căn nguyên để lưu truyền hậu thế
Gia Long năm thứ 2, ngày 5 tháng 5 (ngày 5 tháng 5 năm 1803 Dương lịch)  
Thứ Trai Nguyễn Quản Thúc dòng dõi con quan người làng Cẩm Hải soạn
Cháu 4 đời là Nguyễn Văn Chiêu kính bái !

                             ______________________________







0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates | Macys Printable Coupons